Xem nhiều

Hãy là người ứng xử văn minh trên mạng xã hội

30/08/2022 08:12

Kinhte&Xahoi Theo một báo cáo mới đây do hãng Microsoft công bố nhân ngày Quốc tế an toàn mạng, Việt Nam đang nằm trong tốp 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất trong không gian mạng.

Mạng xã hội - đủ mọi thành phần

 Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

Hãy thể hiện là người văn minh đối với cộng đồng

Theo thống kê năm 2020, Việt Nam có trên 60% dân số sử dụng mạng xã hội (MXH) thường xuyên. Có số lượng người dùng nhiều như: Facebook, YouTube, Zalo, FB Mesenger, Instagram, Tiktok, Mocha, Google+, Twiter, Skype, Viber...

Không khó để tìm ra những lời bình luận khiếm nhã trước một clip, hình ảnh, câu chuyện nào đó trên mạng xã hội. Quan điểm của mỗi người khác nhau, có thể bày tỏ ý kiến cá nhân trái chiều nhưng cách hành văn rất đáng chê trách. Đó là những câu chửi tục, chửi thề của một bộ phận cư dân mạng, thậm chí là những người này quay sang chửi bới, mạt sát nhau, nhẹ thì người này chế người kia là đồ ngu, là con óc heo và các loại gia súc, gia cầm, nặng thì hẹn nhau ra đâu đó để ăn thua…

Tuy nhiên, những lời nói thô tục chỉ là một trong số những biểu hiện kém văn minh của một số người trên mạng xã hội. Những hành vi như “ném đá hội đồng”, “dán nhãn tội đồ” để sỉ nhục, tẩy chay, tạo sự kỳ thị không còn là cá biệt.

Cách đây không lâu, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, một bộ phận người dùng đã lợi dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, hoặc là có hành vi kích động người khác chửi rủa, miệt thị hàng loạt đối với những người có hành vi chưa chuẩn mực. Vậy là, thay vì một hành động đúng đắn là lên án những hành vi sai trái của một vài người, nhiều người đã lên án, kỳ thị cả một cộng đồng.

Như đã thành lệ, cứ mỗi khi ĐT Bóng đá Việt Nam, hoặc đội U23 Việt Nam đá đấu với nước bạn, nếu chúng ta có kết quả ưng ý thì tung hô trọng tài. Còn nếu như có kết quả ngược lại thì chắc hẳn, thông tin cá nhân của vị trọng tài đó sẽ bị không ít người quá khích moi móc, đào bới, lấy ảnh cá nhân của họ ra để chà đạp, bôi nhọ.

Anh Saleem Hammad, người Palestine, từng sống ở Việt Nam nhiều năm. Saleem Hammad tâm sự: “Tôi yêu mến người Việt Nam bởi lòng hiếu khách, ưa chuộng hòa bình. Nhưng có một số điều tôi hơi buồn ở một bộ phận giới trẻ, đó là sự thiếu kiềm chế trong giao tiếp trên mạng xã hội. Bản thân trang cá nhân của tôi đã không ít lần phải xóa lời bình luận hơi khiếm nhã, mặc dù nội dung cần bàn luận không đáng để phải như vậy”.

Tranh minh họa

Trong làng nhạc Việt, ca khúc “Cần một lý do” (ca sỹ Quang Đông) đạt 12 triệu lượt xem nhưng có tới 1,2 triệu lượt không yêu thích cùng 120 nghìn bình luận khiếm nhã: “Lúc trước có bún chửi, bây giờ có nhạc chửi, ra bài nào chửi bài đó”, “Cứ xấu là tôi không thích thôi, mà đã không thích thì làm gì cũng ngứa mắt”…

Mạng xã hội càng phát triển, những fan page, hội nhóm chuyên bới móc, chửi bới chuyện đời tư của nghệ sỹ cũng phát triển theo. Những trang như vậy thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Xóa trang này lại mọc ra trang khác.

Góp phần lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp đến những người xung quanh

 Thạc sỹ tâm lý Tô Nhi A bày tỏ: “Người Việt không phải là nhóm người lúng túng với mạng xã hội nhưng người Việt đã để cho mạng xã hội thao túng bản thân mình. Cái việc mà người ta cảm thấy người ta được ẩn thân, không phải là nguyên nhân cốt yếu nhưng nó phản ánh một nguyên nhân cốt yếu khác. Đó là bản thân họ chưa có được những giá trị mạnh mẽ từ bên trong.

Nếu như không phải là không gian mạng mà là một nơi nào đó lớn tiếng mạt sát người khác miễn sao người khác không nhìn thấy mặt thì họ cũng vẫn làm vậy. Có vẻ như sự bình an bên trong của đa phần cư dân mạng người Việt cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm. Bởi vì khi họ cảm thấy thiếu tự tin và bình an thì họ rất dễ nổi giận, với cả những chuyện không hề liên quan tới bản thân mình”.

Câu chuyện ứng xử văn minh trên không gian mạng là bài toán nan giải khi hành vi tấn công, bắt nạt qua mạng xã hội chưa phải trả giá tương xứng. Sẽ cần những biện pháp mạnh hơn, kết hợp với giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức mới có thể nhận thức được vấn đề này.

Trước những nguy cơ từ lối ứng xử kém văn minh trên không gian mạng, Trung tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm - Giảng viên khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học An ninh Nhân dân khẳng định việc cải thiện văn hóa ứng xử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: “Một khi bạn ứng xử văn minh trên mạng xã hội, bạn sẽ khẳng định mình là người có trình độ, đạo đức, nhân cách, văn hóa. Bên cạnh đó, việc ứng xử văn minh trên mạng xã hội sẽ giúp người trẻ tránh được nguy cơ vi phạm pháp luật, góp phần lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp đến những người xung quanh”.

Ngoài ra, TS Lâm cũng khẳng định việc không tham gia vào những hành vi ứng xử kém văn minh sẽ giúp mỗi người tiết kiệm được thời gian, công sức và tránh những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lý. “Hãy thử hình dung bạn đang tham gia vào một cuộc tranh luận công khai “không đâu vào đâu” trên mạng, bạn sẽ cực kỳ khó chịu, ấm ức, thậm chí cay cú và mất rất nhiều thời gian với nó”, TS Lê Hoàng Việt Lâm chia sẻ.

Nghệ sỹ ưu tú Thành Lộc nêu ra 7 nguyên tắc sử dụng Facebook cũng rất đáng để tham khảo:

- Không cùng quan điểm thì im lặng ra đi chứ không tranh cãi vì phải tôn trọng ý kiến của chủ nhà, trừ khi chủ nhà họ hỏi: “Các bạn thấy thế nào?”

- Không tự động nhào vô tư vấn chuyện này chuyện nọ nếu chủ nhà không yêu cầu.

- Cái gì khen được thì khen cho người ta vui mà mình cũng không có bị chết. Tuyệt đối không chê bai làm bạn buồn, còn mình thì thành vô duyên.

- Cái gì không biết thì hỏi chứ đừng phát biểu lung tung để người ta nói mình dốt.

- Đọc kỹ status rồi hãy bình luận, đừng vội mới xem hình mà nổ ngay kẻo người ta nói mình không khôn.

- Không nên tự nhiên gây lộn nhau trong nhà người khác kẻo người ta nói mình điên.

- Tuyệt đối tôn trọng quan điểm riêng của chủ nhà. Khi mọi người không hỏi ý kiến thì đừng phô trương ý kiến, đó mới là biết tự trọng.

 Khánh Vy - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hay-la-nguoi-ung-xu-van-minh-tren-mang-xa-hoi-204575.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com