Xem nhiều

Khoảng 68% F0 dù khỏi vẫn có triệu chứng hậu COVID-19 cần phục hồi sức khỏe

09/06/2022 19:00

Kinhte&Xahoi Chiều 9/6, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa công bố khảo sát đánh giá tình trạng hậu COVID-19 đối với người lao động trẻ Việt Nam.

Triệu chứng hậu COVID-19 có thể kéo dài sau 10 tháng

 Khảo sát tiến hành trên 17.000 người dân tham gia chương trình khám bệnh chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 trong Hành trình Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng trong tháng 5/2022.

Kết quả cho thấy đa phần bệnh nhân còn tồn tại triệu chứng hậu COVID-19 từ 2 đến 5 tháng (chiếm 68%), tuy nhiên có đến 17,4% bệnh nhân có triệu chứng hậu COVID-19 nhiều hơn 5 tháng và khoảng gần 5% bệnh nhân vẫn còn những triệu chứng này sau 10 tháng kể từ ngày có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Khám, tư vấn,sóc sức khỏe hậu COVID-19 cho người dân

Bệnh nhân thường có từ 2-3 triệu chứng điển hình liên quan đến hậu COVID-19 trong số 203 triệu chứng mà Bộ Y tế đã xác định, chủ yếu tập trung ở nhóm bệnh lý liên quan đến tâm thần như (chóng mặt, đau đầu, khó tập trung, mất ngủ, …) và nhóm bệnh lý về hô hấp (ho, khó thở).

Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ và thời gian bị triệu chứng COVID-19 kéo dài không liên quan đến thời gian bị mắc COVID-19 (chỉ 2% dương tính với SARS-CoV-2 nhiều hơn 14 ngày) hay mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm COVID-19 (có triệu chứng nặng và nhập viện khi bị mắc COVID-19 dưới 10%).

Nghiên cứu cũng chỉ ra tỉ lệ nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới về khả năng bị COVID-19 kéo dài (nữ 64,63% và nam 35,37%), điều này cũng được nêu tại nhiều nghiên cứu trước đó.

Thông qua số đo chiều cao và cân nặng của bệnh nhân, nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số BMI để phân loại và ghi nhận 28,74% bệnh nhân thiếu cân và 8,71% bệnh nhân bị béo phì, cho thấy dinh dưỡng không đầy đủ hoặc béo phì cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh có nhiều khả năng bị kéo dài triệu chứng hậu COVID-19.

Nghiên cứu cũng chỉ ra đối với nhóm lao động trẻ, bệnh nền không phải yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị hội chứng hậu COVID-19 kéo dài (chỉ 3,6% bệnh nhân có bệnh lý nền).

Khoảng 70,80% bệnh nhân có ý thức tự rèn luyện sức khỏe (tập thể dục, tập thở) sau khi bị nhiễm COVID-19.

Qua phân tích cho thấy đối với bệnh nhân giới tính nam, có thời gian mắc COVID-19 trên 14 ngày, hút thuốc lá, uống rượu bia và không tập thể dục đều sẽ làm tăng nguy cơ kéo dài các triệu chứng hậu COVID-19.

Theo ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, thành viên nghiên cứu, cho biết xu hướng chăm sóc sức khỏe của người dân dịch chuyển dần theo hướng số hóa. Khoảng 33% người bệnh có xu hướng chọn theo dõi thường xuyên và chăm sóc sức khỏe qua App điện thoại, gần bằng với tỉ lệ người dân lựa chọn biện pháp truyền thống là đến bệnh viện khám (36,3%).

Đây có thể là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành Y tế khi người dân đã sẵn sàng với các dịch vụ Y tế từ xa, giảm tải dần gánh nặng cho tuyến điều trị.

Nghiên cứu cũng chỉ ra đối với nhóm lao động trẻ, bệnh lý nền không phải yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị hội chứng COVID-19 kéo dài (chỉ 3.6% bệnh nhân có bệnh lý nền).

Tuy nhiên, qua phân tích hồi quy, nghiên cứu cho thấy đối với bệnh nhân giới tính nam, có thời gian mắc COVID-19 trên 14 ngày, hút thuốc lá, uống rượu bia và không tập thể dục đều sẽ làm tăng nguy cơ kéo dài các triệu chứng hậu COVID-19.

Tránh tự sử dụng thuốc chữa "hậu COVId-19" không theo chỉ định

 Trong bối cảnh đất nước dần thích nghi với bình thường mới, những triệu chứng hậu COVID-19 hay COVID-19 kéo dài, đặc biệt đối với lực lượng lao động trẻ là thách thức mới của ngành Y tế cũng như của đất nước nói chung.

Hiện Việt Nam có gần 11 triệu người đã nhiễm COVID-19, với tỉ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm đa số, để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng lao động này cũng chính là đảm bảo nguồn lực con người phát triển đất nước, đòi hỏi các ngành, các cấp đều cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ người dân phục hồi hậu COVID-19.

Người dân khi có triệu chứng hậu COVID-19 không nên tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của các bác sĩ

Các vấn đề hậu COVID-19 đa dạng và dàn trải cả về chuyên khoa, mức độ, địa bàn, do đó, để có thể can thiệp một cách toàn diện cần có sự tham gia liên ngành của nhiều ban ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội và chuyên môn y tế.

Theo đề xuất của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cần quan tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng, trường học, doanh nghiệp còn mỏng, cần có các giải pháp hỗ trợ và mở rộng bao phủ can thiệp.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần hỗ trợ chính sách, thúc đẩy xã hội hóa y tế giúp mọi người dân đều có điều kiện kiểm tra chức năng hô hấp và tăng cường hướng dẫn, phổ biến những bài tập phục hồi chức năng hô hấp.

Đối với người dân mắc COVID-19 và có triệu chứng hậu COVID-19, nhóm nghiên cứu khuyến cáo, người dân cần tăng cường vận động thể chất và dinh dưỡng hợp lý.

Người dân cần tìm hiểu thông tin qua nguồn chính thống, tránh tự sử dụng thuốc không chỉ định (đặc biệt là kháng sinh), tránh sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nam, thuốc dân tộc chưa được Bộ Y tế khuyến nghị cho điều trị hoặc hỗ trợ phục hồi hậu COVID-19; Theo dõi thể trạng, lưu ý những hội chứng hiếm (tự miễn dịch, đau ngực kéo dài, …) nhưng cũng tránh hoang mang, tìm đến cơ sở y tế khi không cần thiết.

Phương Thu - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khoang-68-f0-du-khoi-van-co-trieu-chung-hau-covid-19-can-phuc-hoi-suc-khoe-198442.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com