Xem nhiều

Mua bằng lái xe giả, lãnh hậu quả thật

09/07/2022 20:06

Kinhte&Xahoi Theo cơ quan chức năng, hiện nay, việc phát hiện, bắt giữ, xử lý các đối tượng mua, bán, sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) gặp không ít khó khăn bởi thủ đoạn tinh vi của chúng. Thực tế, vì lợi nhuận, vì không ít người dân vẫn có nhu cầu sử dụng GPLX giả khiến loại tội phạm này vẫn còn “đất sống”. Về lâu dài, hậu quả của việc sử dụng GPLX giả thì không phải ai cũng lường hết được.

Bằng giả giống thật 99,9%

 Xác định việc sử dụng mua, bán, sử dụng GPLX giả là mối nguy hại to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước đặc biệt là sự mất an toàn của người dân khi tham gia giao thông đường bộ, thời gian qua, Công an TP Hà Nội đã tích cực điều tra, xử lý, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến làm giả, mua bán GPLX giả.

Từ những tin nhắn gửi đến điện thoại, những quảng cáo trên Zalo, Facebook… về dịch vụ làm GPLX, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện hầu hết cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe được đăng tải trên các trang mạng này đều không được Nhà nước giao nhiệm vụ hay cấp phép.

Các đối tượng liên quan trong đường dây làm giả, mua bán GPLX giả bị bắt giữ, triệu tập tại cơ quan Công an

Gần đây nhất, Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, đã triệt xóa thành công 5 ổ nhóm làm giấy tờ giả, bắt giữ và triệu tập 51 đối tượng liên quan. Lực lượng chức năng đồng loạt triển khai 12 tổ công tác tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nam Định, khám xét tại 12 địa điểm liên quan đến đường dây làm GPLX giả có quy mô lớn; Đến nay đã khởi tố 32 bị can với tội danh làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức.

Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) hành vi làm giả GPLX bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS). Trong trường hợp này, mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.

Bên cạnh đó, hành vi làm giả GPLX nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác còn có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, làm giả GPLX, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác để thực hiện hành vi cung cấp GPLX giả nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nếu tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 174 BLHS thì có thể bị truy tố hình sự với khung hình phạt cao nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Vì thế, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 2 tội tại Điều 174 và Điều 341.

Trong quá trình tiêu thụ một GPLX giả, mỗi ổ nhóm tội phạm thường có từ 5 đến 10 đối tượng, mỗi đối tượng sẽ đảm nhận một nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của đối tượng cầm đầu từ thiết kế Fanpage Facebook, Zalo, chạy quảng cáo tìm kiếm khách hàng trả lời tin nhắn nhận thông tin cá nhân của người có nhu cầu sử dụng GPLX giả.

Thông tin khách hàng sau đó sẽ được nhập vào máy tính, bộ phận in ấn sẽ in thành một GPLX giả, một bộ hồ sơ gốc giả.

Theo Trung tá Phan Quang Vinh - Đội phó Đội 6 (Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội, các đối tượng liên lạc qua Facebook, trao đổi liên lạc qua Messenger hay điện thoại và hầu hết các đối tượng không lộ mặt.

“Quá trình điều tra cho thấy, nhiều cơ sở công khai GPLX họ cung cấp là giả nhưng giống GPLX thật đến 99,9% mà giá cả thì bằng 1/10 kinh phí đào tạo chính thức. Bên cạnh đó, nhằm dẫn dụ người có nhu cầu, các đối tượng đưa ra cam kết chỉ trong vòng từ 5 đến 7 ngày kể từ khi đặt hàng thì GPLX giả sẽ được giao đến tận nhà, có đầy đủ hồ sơ gốc, chứng chỉ thi sát hạch kèm theo; chuẩn 100% tem phôi gốc và được cấp quét mã QR đầy đủ thông tư của Bộ Giao thông vận tải.

Có đối tượng còn khẳng định là có tổ chức thi nhưng sẽ có người thi hộ người có nhu cầu nên GPLX này không hoàn toàn là giả, cấp quét mã QR để phân biệt thật, giả, kiểm tra được trên tất cả phần mềm quét QR…”, Trung tá Phan Quang Vinh thông tin.

Không cẩn thận tiền mất tật mang

 Thực tế cho thấy, hầu hết những người mua và sử dụng GPLX giả phần lớn chưa học lái xe tại các trung tâm đào tạo đủ điều kiện, hoặc có học nhưng chưa thi, thi trượt... nên chưa đủ điều kiện để tham gia giao thông. Bên cạnh đó, chi phí cũng là một nguyên nhân. Để sở hữu GPLX hạng B2 do cơ quan chức năng cấp, cá nhân phải tham gia học và thi sát hạch với chi phí hàng chục triệu đồng, còn mua GPLX giả chỉ mất vài triệu đồng.

Theo ông Vũ Ngọc Quỳnh - giảng viên Trung tâm Công nghệ ô tô và Đào tạo lái xe (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội), nếu tham gia học và sát hạch, người học sẽ mất ít nhất 3 tháng, trong khi mua GPLX giả lại khá đơn giản, không mất thời gian. Do đó, thay vì tham gia khóa đào tạo lái xe nhiều người đã liều mua GPLX giả, đặt làm giả, hòng qua mặt lực lượng chức năng khi tham gia giao thông.

Thượng tá Cao Văn Thái - Phó trưởng Phòng Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, việc làm giả, mua bán các loại GPLX giả đã và đang gây nên nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông. Nghiêm trọng hơn, việc mua, sử dụng GPLX giả là hành vi phạm pháp, tiếp tay cho các đối tượng làm giả giấy tờ, trục lợi bất chính, gây ra những tiêu cực, bức xúc trong xã hội.

Tang vật trong một vụ án làm giả GPLX

Không những thế, việc mua và sử dụng GPLX giả sẽ khiến nhiều người rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” vì thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã áp dụng cấp GPLX mới bằng thẻ PE. Chữ được in trên thẻ phủ một lớp phủ bóng không mờ cùng với công nghệ in dấu đặc biệt, kèm theo là mã vạch. Do đó, GPLX rất khó làm giả và nếu làm giả cũng dễ dàng bị phát hiện bởi máy quét mã.

Bên cạnh đó, GPLX dạng mới cũng được tích hợp trên hệ thống dữ liệu lưu trữ riêng. Toàn bộ thông tin của người lái từ lúc học thi bằng đến các lỗi vi phạm khi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông đều được ghi lại rõ ràng. Công nghệ hiện đại này giúp các cơ quan chức năng có thể dễ dàng kiểm tra và phát hiện sai phạm gần như ngay lập tức nếu sử dụng GPLX giả.

Ở góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, việc làm giả hay sử dụng GPLX giả được pháp luật quy định rõ ràng và có những khung hình phạt tương xứng với từng hành vi. Việc các đối tượng bất chấp luật pháp buôn bán, sử dụng GPLX giả là hành vi vi phạm pháp luật và gây nguy hại cho xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hoa Thành - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/mua-bang-lai-xe-gia-lanh-hau-qua-that-200684.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com