Xem nhiều

Nam Long (NLG): Nợ chồng chất, dòng tiền âm nặng, tiềm ẩn rủi ro?

05/09/2021 14:41

Kinhte&Xahoi Nợ phải trả tăng đột biến, dòng tiền kinh doanh và đầu tư âm nặng, cộng với những cảnh báo của Bộ Tài chính về phát hành trái phiếu doanh nghiệp... là những yếu tố tiềm ẩn rủi ro tại Nam Long (NLG).

Cảnh báo rủi ro từ trái phiếu bất động sản

 Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (Nam Long, mã CK: NLG) vừa thông qua kế hoạch phát hành hai đợt trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Theo đó, Nam Long đã thông qua hai đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị theo mệnh giá tối đa là 950 tỷ đồng, kỳ hạn tối đa 36 tháng, lãi suất dự kiến cho 4 kỳ đầu tối đa là 9,5%. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp đối với tổ chức phát hành.

Năm 2020, Nam Long cũng đã huy động 500 tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, kỳ hạn 36 tháng và sẽ hết hạn vào năm 2023, với lãi suất cố định 10,5%/năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm bằng tài sản.

Khác với đợt phát hành năm nay, lô trái phiếu năm ngoái được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất đối với khu đất tại địa chỉ xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với tổng diện tích 492,3m2 và tất cả các tài sản bất động sản gắn liền với khu đất, không bao gồm nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Cũng như một số doanh nghiệp khác như Phát Đạt, Khang Điền thì Nam Long cũng đang đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Hiện nay, bất động sản được ngân hàng xếp vào loại rủi ro nên tín dụng cấp vào lĩnh vực này đang bị siết chặt. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tích cực gọi vốn bằng trái phiếu với mức lãi suất cao hơn đáng kể so với bình quân thị trường.

Việc nhiều công ty bất động sản phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng không có tài sản đảm bảo, trong bối cảnh việc vay vốn tín dụng ngày càng khó khăn do các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục. Điều này được giới chuyên gia cảnh báo là rất rủi ro, có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã nhiều lần cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản không có tài sản đảm bảo.

Ngày 1/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nam Long là doanh nghiệp có tiếng trong giới bất động sản. (Ảnh: NLG)

Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ, trong thời gian qua, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn lớn và quan trọng trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Vụ Tài chính ngân hàng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị triển khai các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Đồng thời, Vụ Tài chính ngân hàng cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó tập trung xây dựng các biện pháp thanh tra, giám sát, thắt chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không có tài sản đảm bảo hoặc chất lượng tài sản đảm bảo và uy tín của doanh nghiệp phát hành thấp nhằm hướng tới thị trường minh bạch, an toàn và hạn chế rủi ro.

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng và các cơ quan liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đặc biệt là việc phát hành của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực có tính rủi ro cao, có kết quả kinh doanh không rõ ràng, thực chất.

Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Tài chính cũng yêu cầu các đơn vị tập trung rà soát, kiểm tra phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, lách quy định của pháp luật trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện các hành vi lừa đảo, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thì khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.

Nợ phải trả của Nam Long tăng đột biến, dòng tiền âm nặng

 Trở lại với Nam Long, doanh nghiệp này được thành lập năm 2005, địa chỉ tại số 6 Nguyễn Khắc Viện, phường Tân Phú, quận 7, TP HCM. Hiện tại, ông Nguyễn Xuân Quang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật, trong khi Tổng Giám đốc là ông Trần Xuân Ngọc.

Nam Long là doanh nghiệp có thương hiệu lớn trong giới bất động sản, nhận được nhiều giải thưởng vinh danh, nhưng cũng không ít lần công ty này bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Theo đó, giữa tháng 9/2020, Nam Long bị Cục Thuế TP HCM xử phạt vi phạm hành chính do khai sai thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp với số tiền165,5 triệu đồng; đồng thời công ty cũng bị truy thu thuế 827,6 triệu đồng và 39,5 triệu đồng tiền chậm nộp thuế. Như vậy, tổng cộng Nam Long phải nộp ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Nam Long. (Ảnh: Internet)

Trước đó, cuối tháng 11/2019, Nam Long cũng bị Cục Thuế TP HCM phát hiện có hành vi kê khai sai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trong hồ sơ khai thuế niên độ năm 2017, 2018 nên xử phạt và truy thu thuế hàng trăm triệu đồng.

Cuối tháng 12/2019, Nam Long lại bị Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) xử phạt, truy thu thuế xấp xỉ 7 tỷ đồng khi tiếp tục có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

''Việc doanh nghiệp khai sai thuế không phải hiếm, đây là việc bình thường nhưng một công ty mà liên tục vi phạm pháp luật về thuế thì tôi nghĩ cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt mạnh hơn, đồng thời phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ tránh tình trạng trốn thuế'', Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định.

Đáng nói, dù liên tục dính vi phạm pháp luật về thuế nhưng Nam Long vẫn được vinh danh nhiều giải thưởng. Trong năm 2019, Nam Long được vinh danh cùng lúc nhiều giải thưởng như: Top 50 Doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc; Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu Việt Nam...

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính sau soát xét, 6 tháng đầu năm 2021, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần 636,5 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 658,1 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế đạt 414 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 184,9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, 6 tháng đầu năm 2021, dòng tiền kinh doanh và đầu tư của Nam Long lần lượt âm 676,8 tỷ đồng và 114 tỷ đồng; trong khi đó năm ngoái cũng âm lần lượt 568,6 tỷ đồng và 495 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực tài chính, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp biểu thị cho việc hoạt động kinh doanh có thu được tiền về không. Nếu dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về, có nghĩa là doanh nghiệp này đang gặp áp lực về dòng tiền.

Tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản của Nam Long ở mức 19.967 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 13.642 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tăng đó chủ yếu là hàng tồn kho, khi khoản mục này tăng từ 6.069 lên mức 13.746 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của Nam Long tập trung ở các dự án Izumi với 7.039 tỷ đồng; Hoàng Nam (Akari) với 2.668 tỷ đồng; Paragon Đại Phước với 1.708 tỷ đồng; Vàm Cỏ Đông (Waterpoint) với 1.174 tỷ đồng; Phước Long B mở rộng 90,8 tỷ đồng...

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi hoạt động kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp không bán được hàng nên tỷ trọng hàng tồn kho sẽ tăng nhanh, đặc biệt là khối bất động sản.

Các chuyên gia đánh giá, lượng hàng tồn kho bất động sản tăng lên sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Hàng tồn kho nếu nằm trong nhóm dự án vướng mắc về pháp lý, bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay ngày càng lớn cho doanh nghiệp.

Hiện nay, tồn kho bất động sản của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán bao gồm tồn kho thành phẩm và tồn kho bán thành phẩm. Trong đó, tồn kho thành phẩm là sản phẩm đã hoàn thiện như căn hộ, nhà ở đưa ra thị trường nhưng không được giao dịch, làm mất tính thanh khoản của doanh nghiệp, trở thành cục nợ có thể dẫn đến nguy cơ phá sản nếu không thể biến lượng hàng tồn thành tiền.

Đối với tồn kho bán thành sản phẩm hay còn gọi là bất động sản dở dang chủ yếu ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất, chi phí lãi vay đã được vốn hóa, chi phí thiết kế, chi phí xây dựng... của các dự án đang trong giai đoạn triển khai. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt lý thuyết còn trên thực tế rất nhiều dự án thực hiện mãi không xong vì nhiều lý do cả về thủ tục pháp lý, vốn... nên cứ nằm dài trong mục bất động sản dở dang.

Cũng tại thời điểm ngày 30/6/2021, nợ phải trả của Nam Long ở mức 10.304 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 6.922 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tới 6.993 tỷ đồng, còn lại là nợ dài hạn.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 30/6/2021 ở mức 9.662 tỷ đồng. Như vậy, vốn chủ sở hữu thấp hơn tổng nợ phải trả, điều này lý giải cho việc nguồn vốn của Nam Long chủ yếu được tài trợ bằng nợ vay.

"Với một công ty nào những chỉ số như nợ phải trả tăng cao, dòng tiền kinh doanh âm, hàng tồn kho cũng tăng đột biến đã tiềm ẩn những rủi ro về hoạt động tài chính của công ty, các nhà đầu tư cần thận trọng khi rót vốn ở các kênh như trái phiếu, cổ phiếu vào các doanh nghiệp như vậy", một chuyên gia tài chính đánh giá.

Văn Thành Nhân - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nam-long-nlg-no-chong-chat-dong-tien-am-nang-tiem-an-rui-ro-176170.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com