Xem nhiều

Nhức nhối tình trạng doanh nghiệp nợ tiền ủng hộ người nghèo

07/03/2019 10:20

Kinhte&Xahoi Số tiền “Tết vì người nghèo” mỗi năm ở Nghệ An được thống kê lên đến hàng chục tỷ đồng, nhưng thực tế số nợ cũng không nhỏ. Nhiều đơn vị hứa ủng hộ, thậm chí cầm bảng trao quà để quay phim, chụp hình xong rồi… im lặng. Thực trạng ấy khiến công tác phân bổ, trao quà cho các hộ nghèo gặp khó khăn.

Chương trình Tết vì người nghèo Nghệ An 2018 vận động được hơn 60 tỷ đồng, đến nay vẫn “bị nợ” hàng trăm triệu

Nhà hảo tâm “hứa lèo”

Chương trình “Tết vì người nghèo” được tỉnh Nghệ An tổ chức thường niên nhằm vận động các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh có một cái Tết đầm ấm.

Qua sáu năm triển khai, Chương trình đã tạo ra sức lan tỏa rộng lớn, khơi dậy tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” trong mỗi người dân xứ Nghệ hướng đến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trên địa bàn.

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An, dịp Tết năm 2018, thực hiện Thư kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy và kế hoạch vận động của Ban Vận động “Tết Vì người nghèo”, các tổ chức, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh đã ủng hộ tổng số tiền hơn 64,9 tỷ đồng để chăm lo cho người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Chương trình được tuyên truyền rộng rãi, các đơn vị ủng hộ được xướng danh, chụp hình, quay video…

Tuy nhiên, một số đơn vị đến nay vẫn chưa chuyển tiền như đã hứa. Chỉ tính riêng chương trình “Tết vì người nghèo – Mậu Tuất 2018”, tỉnh Nghệ An còn 15 đơn vị chưa thực hiện việc trao tiền, tổ chức tặng quà cho người nghèo như đăng ký ban đầu, tổng số “nợ” gần 600 triệu đồng. Trong đó, có cả các đơn vị nhận ủng hộ hàng trăm triệu đồng. Đã hai mùa tết trôi qua, các đơn vị này vẫn im hơi lặng tiếng.

Nỗi lo các “Mạnh thường quân hứa lèo” hiện kéo dài đến cả cuộc vận động “Tết vì người nghèo” Kỷ Hợi năm 2019. Năm nay, Ban Tổ chức đã tiếp nhận 348 tập thể, cá nhân đăng ký ủng hộ với số tiền và hiện vật trên 67 tỷ đồng. Trong đó, 93 cơ quan, đơn vị đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 12 tỷ đồng; 21 huyện, thành, thị đăng ký ủng hộ hơn 23 tỷ đồng; 233 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 31 tỷ đồng… 

Tính đến ngày 31/1/2019, Ban Tổ chức Chương trình nhận được hơn 9,8 tỷ đồng của 106 đơn vị nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước tỉnh. Từ nguồn tiền trên, Ban Tổ chức đã phân bổ 9,3 tỷ đồng để trực tiếp đi thăm, tặng quà cho 18.000 hộ nghèo và hộ nghèo đặc biệt khó khăn; phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ trực tiếp tại địa phương và các huyện, thành, thị có sự xâu nối, phối hợp chặt chẽ khâu lập danh sách, bố trí tặng quà cho các hộ nghèo trên địa bàn một cách cụ thể, khách quan, tránh chồng chéo, trùng lặp.

Qua báo cáo của các huyện, thành, thị, doanh nghiệp đã trao hơn 24 tỷ đồng cho trên 49.300 hộ nghèo, cận nghèo và hộ nghèo đặc biệt khó khăn. 

Như vậy, dịp Tết vừa qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức trao tặng số tiền hơn 33,9 tỷ đồng cho 67.900 hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với 33,3 tỷ đồng còn lại, đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An cho hay chưa nắm được thông tin cụ thể khi nào các đơn vị còn lại sẽ chuyển tiền, trao quà.

Gian nan “đòi nợ”

Từ danh sách các đơn vị, doanh nghiệp chưa báo cáo kết quả đăng ký và tổ chức tặng quà Chương trình “Tết vì người nghèo” – Mậu Tuất 2018 mà Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An cập nhật đến hết ngày 31/12/2018, phóng viên PLVN đã liên hệ với một số đơn vị để xác minh. 

Lần theo địa chỉ của các đơn vị “nợ” tiền người nghèo, phóng viên đã nhận được những thông tin bất đồng.

Theo danh sách, một doanh nghiệp đăng ký ủng hộ 100 triệu đồng năm 2018 nhưng chưa thực hiện. Đại diện đơn vị này phủ nhận, cho rằng đã hoàn thành đầy đủ số tiền đăng ký, song lại… không rõ khoản tiền trên được đăng ký ở đâu, khi nào.

Một doanh nghiệp cũng bị lên danh sách “đòi nợ” 30 triệu lại phủ nhận, nói không đăng ký khoản tiền nào trong Chương trình “Tết vì người nghèo 2018” của tỉnh Nghệ An.

Có doanh nghiệp cho rằng đã trao quà trực tiếp cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương (thuộc xã Hưng Lộc, TP Vinh), được chính quyền xã xác nhận. Một số đơn vị khác thì trả lời nước đôi “để kiểm tra lại” sau đó không có phản hồi.  

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Hiệp, Phó Trưởng ban Phong trào MTTQ tỉnh Nghệ An khẳng định: Danh sách cập nhật các đơn vị, doanh nghiệp chưa báo cáo kết quả và tổ chức trao quà cho người nghèo năm 2018 là đúng theo thống kê của Ban Tổ chức. Nhưng có thể thực tế không tránh khỏi việc một số doanh nghiệp tự tổ chức đi trao quà mà không kịp thời báo lại cho chính quyền dẫn đến tình trạng Ban Tổ chức cập nhật thiếu sót.

Cũng theo ông Hiệp, bản chất của Chương trình “Tết vì người nghèo” là từ thiện, kêu gọi, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ giúp đỡ người nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tàn tật có cái tết no ấm. Đây là việc tự nguyện, không có tính pháp lý bắt buộc, do vậy việc “đòi nợ” các “nhà hảo tâm” là nhạy cảm và khó khăn. Họ không phải “con nợ”, không có cơ sở pháp lý để đòi.

Thực trạng trên dẫn đến hậu quả nhiều hộ nghèo không được nhận quà ủng hộ như kế hoạch. Theo thống kê của Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An, tính riêng năm 2018, có khoảng 2% hộ nghèo, cận nghèo (tương ứng gần 3.000 hộ trong số hơn 130 nghìn hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh) không được nhận quà do một số nhà hảo tâm không thực hiện việc chuyển tiền như cam kết ban đầu. Những hộ nghèo này thường phổ biến ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa như huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông…

Bất đắc dĩ, Ủy ban MTTQ tỉnh gánh thêm nhiệm vụ “đòi nợ”. Cơ quan này phải thường xuyên rà soát danh sách những doanh nghiệp, đơn vị chưa thực hiện việc trao tiền, hiện vật như đăng ký ban đầu; từ đó gửi công văn hoặc gọi điện thoại trực tiếp thúc giục. Tuy nhiên, ông Hiệp chia sẻ việc này không hiệu quả nếu đơn vị đó cố tình không thực hiện việc trao quà như đã đăng ký.

Cũng theo ông Hiệp, có một số doanh nghiệp tham gia chương trình nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi nên không chuyển tiền hoặc “cù nhầy” chỉ chuyển khoản tiền nhỏ trong số tổng tiền đã đăng ký. Ngoài ra, việc một số doanh nghiệp tự tổ chức đi trao quà nhưng không kịp thời báo lại cho chính quyền dẫn đến tình trạng Ban Tổ chức cập nhật thiếu sót.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, trong buổi lễ kêu gọi Chương trình “Tết vì người nghèo” năm 2019 vừa qua, Ban Tổ chức đã thay đổi hình thức ủng hộ. Thay vì dự định chỉ làm biển trao quà cho các đơn vị đã chuyển khoản tiền vào tài khoản lên vinh doanh trên sân khấu, còn lại chỉ chạy chữ điện tử trong đêm truyền hình trực tiếp thì Ban Tổ chức đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp chuyển trước 30% số tiền đăng ký ủng hộ để lấy kinh phí điều phối, phân bổ trao quà cho những vùng khó khăn. 

Nhờ đó, dịp Tết năm nay 100% hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ.  Gần 52.000 hộ nghèo có quà trước Tết và 40 %, trong số hơn 80.000 hộ cận nghèo đã nhận được quà trước Tết.

 “Tuy nhiên, những phần quà đó chỉ là phương án tạm thời, để những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo, cần tính tới phương án dài hơn như tặng bò, dê cho các hộ nghèo để họ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững”, lời ông Hiệp. 

Theo Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vụ Phó bí thư Thành ủy Kon Tum bị tố quan hệ bất chính: Xuất hiện “lời đề nghị” xóa nợ 250 triệu đồng để rút đơn tố cáo

Theo anh Trần Quang T. (SN 1984, trú tại TP. Pleiku) thì sau khi anh này có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng về việc ông Phạm Minh Xem - Phó bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Kon Tum có quan hệ bất chính với vợ mình thì ông Xem đã yêu cầu được gặp anh T. để thỏa thuận về việc rút đơn tố cáo.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com