Xem nhiều

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh: Không có chuyện "khai tử" môn Lịch sử

09/06/2022 18:05

Kinhte&Xahoi Một số ý kiến của cử tri cho rằng môn lịch sử là môn tự chọn nên dẫn đến việc bỏ hoặc khai tử môn lịch sử, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ "thực tế, không phải như vậy".

Chất vấn Phó Thủ tướng, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (đoàn Điện Biên) hỏi, những ngày vừa qua nhiều đại biểu quan tâm môn Lịch sử sẽ là môn tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chính phủ có chỉ đạo gì về việc này?

Đại biểu Quàng Thị Nguyệt (đoàn Điện Biên) nêu câu hỏi

Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, đây là vấn đề hiện nay được dư luận hết sức quan tâm và các đại biểu Quốc hộicũng đã nêu trong kỳ họp Quốc hội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương trình giáo dục phổ thông trong đó có môn Lịch sử rất cụ thể.

Nghị quyết 88 của Quốc hội, Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ: Giáo dục phổ thông 12 năm gồm 2 giai đoạn giáo dục.

Giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm). Trong đó giáo dục cơ bản thì đảm bảo cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng. Điều này thể hiện rõ khi quy định môn Lịch sử là môn bắt buộc.

Còn giai đoạn định hướng nghề nghiệp, theo đồng chí Phạm Bình Minh là đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho học sinh giai đoạn sau phổ thông có chất lượng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trả lời chất vấn

Cũng theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 32 năm 2018 về chương trình giáo dục phổ thông trong đó có môn Lịch sử. Chương trình giáo dục phổ thông thiết kế theo 2 giai đoại. Giai đoạn giáo dục cơ bản với môn Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc từ lớp 4-9 với tổng thời lượng 560 tiết, phân môn Lịch sử chiếm 280 tiết.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10-12 thì môn Lịch sử được bố trí làm môn học trong tổ hợp môn học xã hội.

Như vậy, môn Lịch sử được dạy ở tất cả các trường THPT, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có.

Về một số ý kiến của cử tri cho rằng môn lịch sử là môn tự chọn nên dẫn đến việc bỏ hoặc khai tử môn lịch sử, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ "thực tế, không phải như vậy". Đồng chí nhấn mạnh, môn lịch sử được phân theo 2 giai đoạn như trên vẫn đảm bảo được có môn học này.

Đồng chí Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe ý kiến của cử tri, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam liên quan đến chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông; Tổ chức hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, đề xuất phương án phù hợp, bảo đảm việc học tập môn Lịch sử luôn được tăng cường và chú trọng.

 Lan Chi  - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khong-co-chuyen-khai-tu-mon-lich-su-198440.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com