Xem nhiều

Quản lý thị trường: Siêu thị Vườn của bé kinh doanh hàng nhập lậu

30/09/2020 17:20

Kinhte&Xahoi Sau những phản ánh của VietQ.vn về việc chuỗi siêu thị Vườn của bé có dấu hiệu vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra và xử lý.

Thời gian vừa qua, Chất lượng Việt Nam online (VietQ.vn) đã đăng tải loạt bài viết: Hệ thống siêu thị ‘Vườn của bé’ bán hàng không có nhãn phụ tiếng Việt, hàng không rõ nguồn gốc?; Hệ thống siêu thị Vườn của bé có thể bị phạt nặng vì loạt sai phạm?; Từng bị phạt vì bán hàng không rõ nguồn gốc, hệ thống siêu thị Vườn của bé vẫn ‘chứng nào tật nấy’?; Không chỉ dính lùm xùm về nguồn gốc hàng hóa, ‘cha đẻ’ Vườn của bé còn vi phạm Luật doanh nghiệp? phản ánh việc hệ thống siêu thị Vườn của bé có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc. Sau khi thu thập thông tin, PV đã phản ánh sự việc trên với cơ quan chức năng, trực tiếp là Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.Hà Nội. Ngay lập tức, Cục QLTT Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra và xử phạt các vi phạm của chuỗi siêu thị này.

 Chuỗi siêu thị Vườn của bé kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ảnh Yến Hoa.

Cụ thể, đối với cơ sở kinh doanh tại địa chỉ số 15B Đào Tấn, phường Cống Vị, quân Ba Đình, Hà Nội, chủ hộ kinh doanh là ông Âu Văn Dũng, Đoàn kiểm tra đội QLTT số 1 phát hiện, tạm giữ 1539 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ kèm theo, là hàng hóa nhập lậu. Ông Âu Văn Dũng bị xử phạt 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu. Buộc tiêu hủy 1539 sản phẩm hàng hóa nêu trên, trị giá hàng hóa vi phạm là 24.940.000 đồng.

Đối với cơ sở kinh doanh tại số 38 Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chủ hộ kinh doanh là bà Hoàng Thị Chung, Đoàn kiểm tra đội QLTT số 1 phát hiện và tạm giữ 77 sản phẩm mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính bà Hoàng Thị Chung 1.600.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm nhập lậu. Buộc tiêu hủy 77 sản phẩm hàng hóa vi phạm trị giá 4.200.000 đồng.

Đối với cơ sở kinh doanh tại 31A Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, chủ hộ kinh doanh là bà Lê Thị Lan Phương. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh không treo biển hiệu Vườn của bé, kết quả kiểm tra Đội QLTT số 1 tạm giữ 100 hộp đựng bút do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Lan Phương 800.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tịch thu 100 hộp đựng bút do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ kèm theo trị giá 4.500.000 đồng.

Đối với cơ sở kinh doanh tại địa chỉ số 135 đường Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội chủ hộ kinh doanh là ông Nguyễn Hải Phúc, Đoàn kiểm tra đội QLTT số 26 phát hiện tạm giữ 490 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, là hàng hóa nhập lậu. Kết quả xử phạt hành chính ông Nguyễn Hải Phúc 11.250.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm nhập lậu. Buộc tiêu hủy toàn bộ sản phẩm hàng hóa vi phạm trị giá 9.800.000 đồng.

Hàng loạt sản phẩm bán tại hệ thống siêu thị Vườn của bé không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cũng theo lực lượng QLTT, đơn vị này sẽ tiếp tục giám sát tại các địa chỉ kinh doanh thuộc chuỗi cửa hàng Vườn của bé, nếu tiếp tục phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, thông qua đường dây nóng của Chất lượng Việt Nam online (VietQ.vn), nhiều độc giả phản ánh, hệ thống siêu thị Vườn của bé tại Hà Nội kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt, nhân viên tư vấn sử dụng thực phẩm chức năng không rõ ràng.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, PV Chất lượng Việt Nam online (VietQ.vn) đã tiến hành ghi nhận thực tế tại cơ sở bán hàng của hệ thống siêu thị “Vườn của bé” ở địa chỉ 15B Đào Tấn (Ba Đình – Hà Nội). Tại đây, rất nhiều mặt hàng được bày bán từ hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, thực phẩm đến thực phẩm chức năng đề không có nhãn phụ tiếng Việt. Các sản phẩm đều được nhân viên bán hàng giới thiệu có xuất xứ từ nhiều nước như: Nhật Bản, Thái Lan, Úc, Pháp…

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm không có nhãn mác nên không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng cũng như trọng lượng.

 Hiệp Lê - Theo Vietq.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Link bài gốc http://vietq.vn/quan-ly-thi-truong-hang-loat-sieu-thi-vuon-cua-be-kinh-doanh-hang-nhap-lau-d179019.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com