Xem nhiều

Quốc Oai, Hà Nội: Đất nông nghiệp được rao bán như dự án, ai cấp phép?

01/07/2019 15:56

Kinhte&Xahoi Thửa đất có diện tích hơn 4.000m2 (tại thôn 6 xã Phú Cát, huyện Quốc Oai) trong đó chỉ có 400m2 là đất ở còn lại là đất trồng cây lâu năm, bằng một cách nào đó đang được phân lô bán nền như một dự án.

Mập mờ thông tin

Hiện nay trên rất nhiều trang mạng xuất hiện những thông tin rao bán đất nền tại địa chỉ thôn 6 xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Các lô đất được phân lô bán nền dưới cái tên thương mại là Khu dân cư Adoland Capital 8, đơn vị phân phối là Công ty Cổ phần Tập đoàn Adoland.

Theo tìm hiểu của toà soạn, dự án trên đang được hình thành tại thửa đất số 8, tờ bản đồ số 17 mà UBND huyện Quốc Oai cấp cho bà Nguyễn Tường Vy có địa chỉ thường trú tại quận Tây Hồ, TP. Hà Nội ngày 6/1/2017. Thửa đất có tổng diện tích là 4.564 m2, trong đó chỉ có 400 m2 là đất ở, phần diện tích đất còn lại là đất trồng câu lâu năm. Thời gian sử dụng đất đến năm 1/7/2064.

Thửa đất ở thời điểm hiện tại. (Ảnh chụp ngày 30/6).

Với danh nghĩa là liên kết, phân phối các lô đất tại đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Adoland đã đưa ra các chính sách bán hàng cũng như những mẫu văn bản giao tiền đặt cọc và văn bản thỏa thuận.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu và một người dân cho biết, họ chỉ nghe nói là mảnh đất này sẽ được chuyển đổi để làm dự án và bán đất. Qua quan sát thực tế, mảnh đất trên chỉ sử dụng làm đất canh tác. 

Vậy không hiểu  Công ty Cổ phần Tập đoàn Adoland có đang phân phối dự án ma trên mảnh đất của bà Nguyễn Tường Vy? Ai là người đã cho phép công ty làm điều này và thửa đất được “vẽ” ra như một dự án “ma” nhằm mục đích gì?

Công ty cổ phần tập đoàn Adoland tung ra chính sách bán hàng.

Chính quyền cơ sở phải vào cuộc ngay

Trước những diễn biến rất khó lường và phức tạp của thửa đất nói trên, nhiều người nhận định, rất có thể một dự án “ma” đang được hình thành. Khi đó, nếu không nắm bắt được bản chất cơ sở pháp lý của dự án thì khách hàng đang đứng trước rất nhiều rủi ro thậm chí đó sẽ là một cú lừa. Chính vì vậy, việc ngăn chặn sự phát triển trái với quy định của thửa đất là cấp thiết hơn bao giờ hết. Trách nhiệm này đương nhiên thuộc về chính quyền sở tại và người đứng đầu không ai khách ngoài Chủ tịch UBND xã Phú Cát – ông Nguyễn Văn Cửu.

Thế nhưng, qua rất nhiều lần liên lạc để có câu trả lời trực tiếp của lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai cũng như đối với ông Nguyễn Văn Cửu Chủ tịch UNBD xã Phú Cát, PV vẫn không thể nào liên hệ được. 

Trụ sở UBND xã Phú Cát im lặng trước sai phạm chăng? 

Nếu người mua đất gặp rủi ro, cũng như hoạt động mua bán trái phép này đang diễn ra trên địa bàn xã, thì người chịu trách nhiệm trước pháp luật, cũng như trước lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai là ông Nguyễn Văn Cửu, người đứng đầu của UBND xã Phú Cát. Nếu cứ để Công ty Cổ phần Adoland vô tư bán đất nông nghiệp dưới danh nghĩa dự án "ma", không chỉ ảnh hưởng đến an ninh xã hội tại địa phương mà còn cho thấy sự yếu kém trong buông lỏng quản lý tài nguyên đất đai của chính quyền địa phương. 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Adoland né tránh trách nhiệm?

Mặc dù là đơn vị tung ra các chính sách bán hàng cũng như những mẫu văn bản giao tiền đặt cọc và văn bản thỏa thuận thế nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Adoland lại tỏ ra vô can trước sự việc.

Qua trao đổi  điện thoại với ông Nguyễn Văn Hưng người đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Adoland cho rằng: "Adoland không phải là chủ đất nên không bán đất tại đây. Adoland chỉ là đơn vị liên kết và phân phối sản phẩm. Việc mua bán và chuyển đổi mục đích sử dụng đất là của chủ đất với khách hàng. Còn về phần tung ra những mẫu văn bản giao tiền đặt cọc chỉ là dự án chạy thử.

Dư luận đặt ra, nếu công ty Adoland chạy thử thì lại càng "nguy hiểm" cho người dân, nếu không may mua phải dự án "ma" với chương trình chạy thử thì thật sự tự mang dây thòng cổ, với quá nhiều rủi ro. 

Trụ sở của Công ty Cổ phần Tập đoàn Adoland.

Như vậy có thể thấy rằng sẽ còn rất nhiều những rắc rối diễn ra ở đây và ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Trong khi chỉ biết rằng nếu như không tỉnh táo khách hàng sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Liên hệ với ông Đỗ Huy Chiến, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, nhưng ông nói đang bận họp. 

Để ngăn chặn những diễn biến sai trái trên, rất mong chính quyền xã Phú Cát và trên nữa là UBND huyện Quốc Oai, UBND TP Hà Nội cần phải vào cuộc kịp thời. Đặc biệt là công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện cũng cần phải rà soát thật kỹ trước khi thực hiện chuyển đổi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

 
 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vụ cưỡng chế công trình trường học: Phó Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm bị tố tiếp tay sai phạm?

Không chỉ loại bỏ công trình xây dựng vi phạm khỏi kế hoạch cưỡng chế một cách đáng ngờ, một Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) còn bị tố “tiếp tay” cho hàng loạt vi phạm liên quan tới công tác tuyển sinh của nhóm đầu tư Công ty Cổ phần đầu tư phát triển giáo dục TDS Việt Nam (Cty TDS) tại lô TH2 Khu đô thị mới (KĐTM) Cổ Nhuế.

Vụ 8B Lê Trực: Quy hoạch hay giấy phép xây dựng có giá trị pháp lý cao hơn?

Năm năm qua, vụ việc 8B Lê Trực luôn là vấn đề nóng được Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Dư luận vẫn mặc nhiên cho rằng trăm phần nghìn tòa nhà 8B Lê Trực đã vi phạm nghiêm trọng đến pháp luật xây dựng và vi phạm tuyệt đối đến giấy phép xây dựng mà Sở Xây dựng đã cấp phép cho công trình từ năm 2014. Tuy nhiên, việc quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND thành phố phê duyệt có trước (cho đến nay vẫn là quy hoạch xây dựng chi tiết duy nhất cho lô đất có ký hiệu L30 gồm 20 tầng và chiều cao công trình là 70m) và giấy phép xây dựng (GPXD) do Sở Xây dựng cấp sau nhưng lại cấp sai không đúng với quy hoạch xây dựng chi tiết và sai với tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, vậy thì quy hoạch chi tiết hay GPXD có giá trị pháp lý cao hơn?

Nguồn: Hoà Nhập

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com