Xem nhiều

Rưng rưng tháng 7 thương nhớ

26/07/2020 11:06

Kinhte&Xahoi Tháng 7 gợi đến trong mỗi người một niềm cảm xúc vô tận, tháng 7 để ta nhớ “những bài ca không bao giờ quên”, nhớ những cô gái, chàng trai “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, những người lính đã ngã xuống trên khắp mọi miền biên cương, hải đảo Tổ quốc…

“Nước mắt mẹ không còn, để khóc những đứa con”…

“Chúng tôi đi không tiếc đời mình”

Trong các cuộc trường chinh của dân tộc lớp lớp thế hệ cha anh lên đường ra mặt trận bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ, những niềm thương nhớ gửi lại quê hương… Họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, độc lập tự do hôm nay được viết lên từ máu xương của bao lớp người đã ngã xuống, dù ngàn năm, vạn năm chúng ta không được phép lãng quên. 

Chiến tranh dẫu đã đi vào quá khứ, mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam hoà bình và phát triển. Thế nhưng, nỗi đau nhức nhối của các anh thương bệnh binh, bao em bé nhiễm chất độc màu da cam, bao cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con, nước mắt mẹ cạn khô vì những người con ra đi mãi mãi không trở về, những nghĩa trang mênh mông gió luôn là những nỗi đau dường như có thể chạm tới…

Tháng 7 về, mỗi người dân Việt Nam lại rưng rưng xúc động và tự hào về một thế hệ không biết cúi đầu. Một thế hệ mà chúng ta kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn. Mỗi tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc là phần máu thịt của cha ông đã đánh đổi mới có được.

Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết nhưng khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng gác lại ước mơ của mình, sẵn lòng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Họ cũng gác lại ước mơ hạnh phúc, bỏ lại giếng nước, gốc đa, bỏ lại người vợ trẻ “mòn chân bên cối gạo canh khuya”, bỏ lại sau lưng “thềm nắng lá rơi đầy” để thực hiện nghĩa vụ với quê hương, Tổ quốc. 

Trong cuốn nhật ký của bác sỹ, liệt sỹ Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc: “Tuổi trẻ gửi lại vào những năm tháng chiến tranh, bom đạn, những gian khó thời chiến. Họ ra đi, mang niềm tin và hoài bão, ước mơ của tuổi xuân gửi vào từng câu từ trong những cuốn sổ đượm mùi thuốc súng, mùi bom đạn. Họ vẫn sống và chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, dẫu luôn biết trước rằng, trong khúc ca khải hoàn của ngày mai chiến thắng sẽ chẳng có mình”.

“Chúng tôi đi không tiếc đời mình.

Tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”!

Tên anh đã đã thành tên Đất nước.


Những Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, hang Tám cô, Thành cổ Quảng Trị, mặt trận Vị Xuyên… và hàng nghìn địa danh khác luôn nhắc nhở chúng ta và thế hệ con cháu mai sau về một thời đất nước gian lao, mưa bom, bão đạn bi tráng: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.

Ngày cất bước lên đường anh có tên có tuổi, có họ có hàng, có mẹ có cha... Để rồi mấy mươi năm trôi qua, những hàng bia mộ không khắc tên, không khắc tuổi, không quê, không quán. Người đời có lúc gọi anh là Liệt sĩ vô danh và sau này đã trả về đúng nghĩa thực: Liệt sỹ chưa biết tên. Bởi anh đâu phải là vô danh, tên anh đã thành tên Đất Nước...

Dưới những hàng bia mộ trắng kia, đã từng là những thanh niên trai tráng, tuổi 18, 20 theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường đánh giặc, giành lại hòa bình, độc lập cho thế hệ hôm nay và mai sau... Và ở đâu đó vẫn có những người mẹ, người vợ hằng ngày vẫn ngóng trông người con, người chồng trở về. Và trong những hàng bia mộ trắng ấy có rất có thể đó lại là người thân của những người đang ngóng trông… 

Còn nhớ, tôi đã gặp mẹ con một liệt sỹ trong một cuộc hội ngộ của đồng đội. 40 năm sau ngày chồng bà hy sinh, một đồng đội cũ đã tìm được gia đình liệt sỹ Nguyễn Xuân Luyện, người đại đội trưởng xe tăng đã hy sinh ngay trận mở màn chiến dịch Đắc Tô Tân Cảnh năm 1972, mà sau này được gọi là mùa hè đỏ lửa Tây Nguyên.

Và một đời người phụ nữ đó, bà Nguyễn Thị Tò, vợ liệt sỹ Nguyễn Xuân Luyện có với chồng hai mặt con, nhưng thời gian anh chị ở bên nhau có thể đếm được bằng ngày: Cưới 1 tuần, đi Nam Lào 10 ngày, đi B 10 ngày nhưng thời gian là cả cuộc đời dằng dặc nhớ thương, mất mát.

Chiến tranh qua đi, mẹ con Thúy chỉ nghe tin loáng thoáng về cái chết của chồng, của cha vì đồng đội cũ mỗi người một ngả. Trước đây, mỗi người kể một thông tin, gần 40 năm sau ngày liệt sỹ Nguyễn Xuân Luyện hy sinh, gia đình mới biết anh đã ngã xuống như thế nào.

Lúc bấy giờ trung tá Trần Doãn Kỷ là trưởng ban Tăng mặt trận B3 đi kiểm tra chiến trường, ông xót thương vô cùng khi bắt gặp đại đội trưởng Luyện và một pháo binh tên Thu đã hy sinh cháy xém trên xe (xe có ba người thì anh lái xe tên Thanh kịp nhảy ra ngoài là sống sót). Nguyễn Xuân Luyện đã được ông chôn cất và đánh dấu ở bìa rừng trong lúc tiếng súng vẫn chát chúa vọng về. Năm 1975, sau ngày giải phóng, tướng Kỷ tìm về nơi đã mai táng đại đội trưởng Luyện nhưng nơi bìa rừng đó đã bị giặc càn quét không còn dấu vết…

Gặp mẹ con chị Thúy, vị tướng năm xưa nay đã ở tuổi xưa nay hiếm rưng rưng nước mắt nói Thúy giống cha như đúc. Và với Thúy, dường như bố luôn ở bên cạnh rất đỗi ấm áp dù ngày bố vào chiến trường Thúy vẫn còn phải bế bồng trên tay.

Giữa tấm lòng và sự ấm áp của đồng đội, nhìn hai mẹ con Thúy lọt thỏm, chơi vơi giữa niềm vui gặp mặt, tôi hiểu chiến tranh như hiện hữu bằng xương bằng thịt bởi những mất mát, những con người bé nhỏ mà vĩ đại vô cùng. Trên đất nước mình có bao nhiêu hòn vọng phu như thế, bao nhiêu máu và nước mắt đã thấm đẫm trên dải đất hình chữ S thân yêu.

“Mẹ Anh hùng của những người Anh hùng”

Theo thống kê, cả nước có 138.400 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhà nước đã phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 138.400 mẹ. Tới nay, hơn 5.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống ở nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Có lẽ, không ở đâu trên thế giới này, khái niệm Mẹ Tổ quốc lại thiêng liêng như ở Việt Nam. Và có lẽ, không ở thời điểm nào mà ba tiếng “Mẹ Việt Nam” vang lên lại khiến lòng ta miên tràn những cảm xúc đến thế…

Ảnh kỷ yếu ý nghĩa của học sinh lớp 12 tại Thừa Thiên Huế, tri ân những người lính tuổi 18, 20

Chiến tranh xen lẫn hòa bình, chia ly dài hơn đoàn tụ, nghèo đói dài hơn no ấm. Và đời mẹ gắn liền với vận nước non như định mệnh tự hào và cũng đầy nghiệt ngã. Thế nên, đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ chỗ nào, từ địa đầu phía Bắc xuống mũi Cà Mau, ta cũng có thể chạm đến nỗi đau của những người Mẹ.

Những nỗi niềm nặng trĩu và âm thầm ấy đã rót đầy vào từng dòng chảy lịch sử dân tộc. Những người Mẹ mảnh mai, giống như tấm bản đồ Việt Nam hình chữ S, đầu đội nón lá, hai vai gánh nặng và đôi chân bám chặt vào mặt đất.

Trong niềm vui ngày chiến thắng, Mẹ hòa cùng dòng người hò reo giữa đường phố rợp trời cờ hoa, nhưng thẳm sâu trong lòng Mẹ là những cơn đau quặn thắt, nước mắt chảy ngược vào trong khi hình bóng những đứa con không có trong đoàn quân chiến thắng.

Những ngày này, mỗi nén hương chúng ta thắp lên trên mộ bia của các Anh hùng liệt sĩ, cũng là tiếng lòng tri ân tha thiết đến những người Mẹ- “Mẹ Anh hùng của của những người Anh hùng”. Có những Mẹ đã về với đất, có những Mẹ vẫn còn sống phần đời còn lại để từng ngày nhìn đất nước thay da đổi thịt, nhìn cháu con trưởng thành hăng say học tập, lao động xây dựng phát triển cơ đồ tổ tiên để lại.

Với các Mẹ, có lẽ đây mới là món quà quý giá nhất, hơn cả chuông vàng, khánh bạc sau những hy sinh, khổ đau một đời chìm nổi theo bão táp cùng lịch sử dân tộc. Để đêm đêm, Mẹ lại run run thắp cho chồng, cho con những nén hương với một câu hát ru thẳm sâu giản dị “hãy ngủ yên con nhé, đất nước đã thanh bình”…

Và, để rồi, mỗi năm, cứ vào tháng Bảy, Mẹ lại đứng trông về những phần mộ trong nghĩa trang, nơi có con của Mẹ, con của những người Mẹ khác với đôi mắt đã cạn khô vì thương nhớ… 

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung: Liệt sĩ nào cũng có danh tính

Liên quan tới thực trạng nhiều bia mộ liệt sĩ trong các nghĩa trang liệt sĩ còn ghi chữ “vô danh”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ. “Những người đã chiến đấu và hy sinh vì đất nước đều có danh tính cụ thể, như họ tên, năm sinh, quê quán.

Vì những điều kiện khác nhau, chúng ta chưa xác định lại được danh tính của các liệt sĩ. Do vậy cần thống nhất tên trên những tấm bia này là liệt sĩ chưa xác định được tên, không nên để là vô danh”- Về thời gian thực hiện, Bộ trưởng yêu cầu Cục Người có công và các địa phương cần thực hiện quyết liệt việc triển khai xong trước ngày 27/7.

Tại cấp trung ương, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến các hoạt động, như: Hoàn thiện Dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi); tổ chức dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lễ trao bằng Tổ quốc ghi công; tổ chức gặp mặt Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách và các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.

Trong đó, chương trình gặp mặt Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc năm 2020 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian từ ngày 20-25/7. Số lượng dự kiến là 350 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Miên Thảo - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/rung-rung-thang-7-thuong-nho-d130331.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com