Sơn La: Dân có nguy cơ mất đất, chính quyền địa phương ở đâu?

11/05/2019 08:56

Kinhte&Xahoi Vừa qua Báo nhận được đơn phản ánh về việc Công ty CP chế biến Thuận Châu cố ý san lấp mặt bằng trên đất của 13 hộ dân tại xã Nong Lay, Thuận Châu, Sơn La mở nhà máy.

Chính quyền địa phương có đang làm ngơ?

Sự việc được bắt đầu từ việc Công ty cổ phần chế biến Thuận Châu với chủ đầu tư là ông Trần Quốc Đạt có hành động ngang nhiên đưa máy móc và thiết bị đến đào bới, san lấp khu vực đất thuộc quyền sử dụng của 13 hộ dân tại xã Nong Lay khi chưa có sự đền bù hay thỏa thuận.

Hình ảnh của công ty chế biến tinh bột Sắn Thuận Châu đang cho máy móc san lấp trên đất của dân.

Qua thăm dò và xác minh chúng tôi nắm được, về mặt pháp lý khu đất nói trên đã được nhà nước giao cho 13 hộ dân từ những năm 1990 và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1999, hiện họ vẫn đang nắm giữ bản gốc các giấy tờ pháp lý của khu đất này.


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số hộ dân.

Được biết 13 hộ gia đình bị Công ty cổ phần chế biến Thuận Châu lấn chiếm đất đang sinh sống tại các bản nghèo khó như: Bó Mạ, Co Kham, Co Quyên thuộc xã Nong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Dân bị chiếm đất dựng lều, treo băng rôn phản đối việc chiếm đất trái phép của công ty Thuận Châu.

Điều đáng nói ở đây là chính quyền địa phương nắm được việc công ty này đang có hành vi sử dụng đất trái quy định của pháp luật, nhưng không hề thấy có dấu hiệu ngăn chặn  kịp thời.

Ngang nhiên lấn chiếm đất của dân

Qua tìm hiểu và xác minh vự việc, PV được biết dự án mà công ty đang thực hiện chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước đã triển khai thi công dự án là không đúng với chủ trương đầu tư đã được UBND tỉnh cấp.

Nắm được sự việc, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo chấm dứt ngay việc chuẩn bị mặt bằng  của doanh nghiệp này lại.

 
Văn bản chỉ đạo dừng thi công dự án của công ty Thuận Châu.

Ngoài ra được biết, Công ty cổ phần chế biến Thuận Châu đã khởi công xây dựng nhà máy khi chưa có hồ sơ thiết kế cơ sở, Nghị Quyết của HĐND tỉnh chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, tiếp nữa là chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và đặc biệt là chưa có sự đồng ý của người dân nằm trong vùng dự án. Phải chăng doanh nghiệp này đang cố tình coi thường ý kiến chỉ đạo  của UBND tỉnh Sơn La?

Đến ngày 24/4/2019 sự việc mới tạm thời được dừng lại khi người dân là chủ sở hữu khu vực đất đang bị san lấp đến ngăn chặn, không cho máy móc và thiết bi san lấp tiếp.

Đại diện một trong những chủ sở hữu của khu vực đất bị lấn chiếm bức xúc nói: “Chúng tôi đã yêu cầu ai là chủ đầu tư thực hiện dự án tại mảnh đất của chúng tôi, thì phải đến gặp chúng tôi, làm việc với chúng tôi và được chúng tôi cho phép mới được thi công dự án trên mảnh đất mà nhà nước đã cấp phép cho chúng tôi. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai đến làm việc cụ thể về sự việc này”.

Quá bức xúc trước sự việc, ngày 26/4/2019, người dân liên quan đến vấn đề tranh chấp đất nói trên đã làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền, để sớm có biện pháp giải quyết.

Rất đông người dân có mặt tại tại khu đất đang bị san lấp để ngăn chặn sự việc.

Được biết, những hộ dân bị công ty Thuận Châu chiếm đất đều thuộc các dân tộc Ba Na, Khơ Mú, Thái, có đời sống kinh tế vô cùng nghèo khó và lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn. Hơn nữa sự việc đã và đang xảy ra tại địa bàn, nơi mà các cơ quan địa phương luôn thường trực và có trách nhiệm theo dõi lại để một sự việc hết sức nghiêm trọng như vậy xảy ra. Liệu nơi mà lòng dân gửi gắm và cần sự bảo vệ nhất là các cơ quan công quyền địa phương có còn được dân bản tin tưởng?

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin đến bạn đọc.

Theo GĐ&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM