Xem nhiều

Sửa đổi Luật đất đai để đáp ứng xu thế phát triển

23/08/2022 15:53

Kinhte&Xahoi Sáng 23/8, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn TP và lấy ý kiến góp ý Luật Đất đai (sửa đổi)”.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị

Thu ngân sách từ đóng góp 15% - 18% tổng nguồn thu ngân sách thành phố

 Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội: Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố được thực hiện theo đúng chỉ tiêu sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quá trình tổ chức thực hiện đồng bộ từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, các phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp đã góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai.

Hằng năm, công tác thu hồi đất giao đất, cho thuê đất đã góp phần tạo nguồn thu ngân sách từ đất khoảng 20.000 - 28.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% - 18% tổng nguồn thu ngân sách thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Thủ đô.

Giai đoạn 2016-2020, trên toàn thành phố đã thu hồi đất và giải phóng mặt bằng 2.873 dự án, với diện tích 16.106ha; Số phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện thu hồi đất và giải phóng mặt bằng là 121.106 phương án, bố trí tái định cư cho 6.887 hộ.

Từ năm 2012 đến nay, đã tổ chức 3.179 đoàn thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi 2.403 tỷ đồng và 18.551.000m2 đất, kiến nghị xử lý 512 tập thể, 698 cá nhân; Xử phạt vi phạm 465,2 tỷ đồng và chuyển cơ quan điều tra 39 vụ việc.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý đất đai được xây dựng theo hướng đơn giản hóa về thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian thực hiện…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội nghị

Từ những bất cập về quản lý, thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn, UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ xem xét có cơ chế thu hồi đất của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong quá trình rà soát, sắp xếp tài sản công theo quy định pháp luật; Có quy định chế tài đủ mạnh để thu hồi đất tại các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, vi phạm pháp luật về đất đai...

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ xem xét có cơ chế cụ thể để nhà đầu tư tham gia ứng vốn vào công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thỏa thuận với người có đất thu hồi đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; Xem xét xây dựng chính sách thuế phù hợp nhằm điều tiết thị trường bất động sản; Thu lũy kế tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng, người sử dụng đất nông nghiệp nhưng bỏ hoang, không đưa đất vào sử dụng...

Giải quyết các bất cập với quan diểm mới

 Tại hội nghị, đã có 11 ý kiến của cử tri là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện lãnh đạo các địa phương đã góp ý, trao đổi một số bất cập trong quản lý đất đai, đóng góp ý kiến thiết thực vào sửa đổi Luật Đất đai.

Trong đó, các ý kiến khẳng định, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được xây dựng công phu, nghiêm túc, thể chế hóa được tinh thần, quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; Từ đó giải quyết được các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển với nhiều quan điểm đổi mới.

Về cơ chế, chính sách tài chính về đất đai, giá đất, các cử tri cũng khẳng định đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong dự thảo luật, cần quy định cụ thể để hạn chế khiếu nại, tố cáo và tham nhũng, tiêu cực.

Các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trao đổi với cử tri bên lề hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Phạm Thị Thanh Mai cảm ơn các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, hiệp hội. Các ý kiến đều khẳng định tính chất đặc biệt quan trọng của Luật Đất đai trong cuộc sống.

Theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, dự kiến kỳ họp cuối năm 2023 Quốc hội mới thông qua Luật Đất đai sửa đổi, cho thấy Quốc hội rất thận trọng, kỹ lưỡng trong chuẩn bị sửa đổi Luật này.

Các cơ quan tham mưu hiện đang tích cực lấy ý kiến rộng rãi từ các cơ quan quản lý đến Nhân dân, trong đó có những vấn đề về kết cấu, quan điểm, nguyên tắc, khái niệm, giải thích từ ngữ. Các đại biểu cũng đóng góp những ý kiến xác đáng về công tác quản lý, những bất cập trong công tác này trong thời gian qua; Hành vi cấm, xử phạt vi phạm; Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB tái định cư; Giá đất, bản đồ giá đất; Hệ thống cơ sở dữ liệu, quyền tiếp cận thông tin về đất đai; Sự đồng bộ giữa Luật Đất đai với các luật khác.

“Qua hội nghị, Đoàn thu thập được nhiều ý kiến xác đáng, sâu sắc và mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục có những ý kiến đóng góp gửi về Đoàn. Các ý kiến góp ý sẽ được Đoàn ĐBQH TP tiếp thu, tổng hợp, báo cáo Quốc hội”, bà Phạm Thị Thanh Mai chia sẻ.

 Tú Linh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/sua-doi-luat-dat-dai-de-dap-ung-xu-the-phat-trien-204143.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com