Xem nhiều

Tạo không gian cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa

27/05/2024 14:21

Kinhte&Xahoi Những cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bảo đảm thể chế hóa được định hướng của Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị.

Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa. Ảnh: HNM.

Tận dụng các lợi thế về không gian văn hóa

Kết luận số 80-KL/TƯ đã đề ra phương hướng “Sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa”. Đây có thể xem như “kim chỉ nam” để văn hóa giữ vị trí, vai trò quan trọng trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; đồng thời, được thể chế hóa bằng những cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định, quy định về phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là chủ trương đã được đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị. Trong thời gian qua, chính quyền thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đưa du lịch Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nổi bật trong chính sách phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025 là đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược xây dựng, đầu tư, phát triển các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn cao cấp 4-5 sao tại các khu vực đô thị, khu vực có tiềm năng lớn về du lịch; thu hút nhà đầu tư phát triển các trung tâm tổ chức sự kiện, cung triển lãm, tổ hợp thể thao thực sự chuyên nghiệp, quy mô, tầm cỡ, có kiến trúc độc đáo, là điểm nhấn đặc sắc của thành phố.

Do đó, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy đã bổ sung một số quy định liên quan đến phát triển du lịch như quy định về trung tâm công nghiệp văn hóa, về các khu phát triển thương mại và văn hóa, về ưu đãi đầu tư…

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng được chỉnh lý theo hướng quy định rõ thành phố được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đồng thời, giao HĐND thành phố quy định về thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; việc tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý và chính sách ưu đãi được áp dụng đối với trung tâm công nghiệp văn hóa.

Quy định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh, tận dụng các lợi thế về không gian văn hóa, qua đó, phát huy triệt để và đồng đều thị trường văn hóa trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ sáu, dự thảo Luật cũng đã bổ sung đầy đủ 12 ngành công nghiệp văn hóa vào danh mục các lĩnh vực có đầu tư mới được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thủ đô.

Sẽ có ưu đãi đầu tư dành cho các dự án nghệ thuật biểu diễn trong Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: HNM.

Gỡ bỏ các “nút thắt” về đầu tư cho văn hóa

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) nhận định, huy động tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao và khai thác các di sản vào phát triển du lịch; trong đó, di sản thuộc về sở hữu độc quyền của Nhà nước, nhưng tư nhân thì được quyền đầu tư, tôn tạo và khai thác với những việc ứng dụng công nghệ mới. Với cơ chế đó sẽ giúp cho làm “sống lại” các di sản văn hóa, các di tích lịch sử được tôn tạo và các giá trị văn hóa lịch sử sẽ được khơi dậy, lan tỏa và văn hóa du lịch sẽ trở thành một ngành mũi nhọn của Thủ đô.

Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị cũng yêu cầu “Tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô”, với trọng tâm bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển văn hóa. Hiện nay, UBND thành phố đã ban hành quy định về phân định trách nhiệm giữa chính quyền cấp thành phố và cấp huyện trong việc tu bổ, tôn tạo di tích.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện rõ nội dung về việc áp dụng phương thức đối tác công - tư trong lĩnh vực văn hóa và ưu đãi đầu tư dành cho các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực thể thao và một số ngành công nghiệp văn hóa (gồm quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa; văn hóa ẩm thực).

Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn quy định nhà đầu tư, doanh nghiệp được quyền khai thác, quản lý công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao, hạ tầng giao thông do thành phố quản lý thông qua việc ký kết hợp đồng nhận nhượng quyền khai thác, quản lý với cơ quan, tổ chức của thành phố được giao quản lý, sử dụng công trình nhằm khai thác tối đa hiệu quả không gian, hạ tầng của các công trình này.

Qua khảo sát thực tế của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục với Quốc hội tại thành phố Hà Nội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phạm Nam Tiến đánh giá rất cao việc đầu tư, xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn thành phố với nhiều công trình hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân, đủ điều kiện đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế, như Ba Đình, Cầu Giấy hay Long Biên… có cơ sở vật chất rất tốt.

Tuy nhiên, hiện nay, các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao không riêng Hà Nội khi vận hành hệ thống thiết chế văn hóa thể thao lại gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính, sử dụng tài sản công hay các quy định về đầu tư, xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Vì vậy, theo ông Phạm Nam Tiến, việc đưa vào dự thảo luật các quy định mang tính gỡ bỏ các “nút thắt” về đầu tư phương thức đối tác công - tư có thể nói đã giải quyết những vấn đề rất cấp bách hiện nay.

Mai Hữu - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CTHĐQT Công ty Bắc Từ Liêm thông tin thêm về vụ đấu giá Cổ Dương

Vụ án đấu giá ô đất Cổ Dương hiện đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh những kết luận đã được ban hành tại các Bản cáo trạng số 28, dư luận cũng đặt nhiều câu hỏi đặc biệt liên quan đến mục đích thực sự đằng sau của việc cố ý hạ giá trị của ô đất đấu giá.

Hà Nội: Cần làm rõ dấu hiệu bất thường trong việc đầu tư sửa chữa đường trục tiểu khu Đông Đoài

Theo người dân phản ánh, hiện nay tuyến đường trục tiểu khu Đông Đoài đang được triển khai nằm ở vị trí giữa cánh đồng, thiếu biện pháp đảm bảo an toàn giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, việc thi công xây dựng tuyến đường trên có dấu hiệu thiếu giám sát nên lo ngại về chất lượng thi công và chất lượng sử dụng vật liệu xây dựng.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/tao-khong-gian-cho-su-phat-trien-manh-me-cua-cong-nghiep-van-hoa-667499.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com