Xem nhiều

Thu hồi tài sản tham nhũng

02/07/2019 12:10

Kinhte&Xahoi Dẫn chứng mới nhất và rõ nhất là việc không thể bán đấu giá sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) để thu hồi tài sản cho Nhà nước trong vụ án Phạm Công Danh, mặc dù đây là tài sản phải thu hồi trong bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Hình minh họa

Sân vận động khi được bán cho Tập đoàn Thiên Thanh thì bị xẻ ra làm 14 lô và đã có 10 lô đất được cấp “sổ đỏ” và đem thế chấp ngân hàng vay tiền. Thế nhưng đây là đất sản xuất, kinh doanh nên chỉ giao có thời hạn mà thôi, không thể đấu giá và cũng không ai dám mua. 

Phương án đưa ra là Đà Nẵng sẽ “mua lại” với cái giá đã bán, thực thu và nộp ngân sách nhà nước là hơn một nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản phải thu hồi theo bản án và các khoản lãi phát sinh gần 8.000 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay đều vốn 100% nhà nước nên có thể “thỏa thuận” được. Như vậy, có nguy cơ Nhà nước mất một khoản tiền lớn đã hiển hiện rõ ràng.

Đây chỉ là dẫn chứng tiếp theo của các vụ thi hành các bản án thuộc đại án trước đây như Vinashin chẳng hạn, cho dù hết sức nỗ lực và cố gắng, huy động nhiều nguồn lực nhưng cũng không thu hồi được là bao.
 
Hoặc mới đây, kết luận thanh tra tại dự án Thủ Thiêm đề nghị UBND TP HCM phải thu hồi và hoàn trả ngay 26.300 tỷ do sai phạm giao đất với cái giá quá rẻ mạt cho doanh nghiệp. Tiền đó lấy ở đâu ra hay lại từ ngân sách nhà nước và cũng chính là tiền thuế của dân?

Một dẫn chứng khác, cách đây 7 năm Thanh tra Chính phủ đã phát hiện việc giao đất sai phạm ở Bình Phước gần 600ha và kiến nghị thu hồi, xử lý cá nhân sai phạm. Từ đó đến nay mới chỉ thu hồi được chưa đầy 100 ha và địa phương kiến nghị là tiếp tục giao đất đó cho các hộ “có đất sản xuất”. Người ta vô hiệu một kết luận thanh tra nhẹ như không, mặc dù đây không là bản án song lẽ ra phải chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự bởi tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi đã quá rõ ràng.

Mới đây, một ông nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, đương kim chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá tỉnh cùng 2 thuộc cấp của mình đã bị khởi tố, bắt giam bởi hành vi quản lý kinh tế gây thất thoát. Tương tự, một bà Phó giám đốc, từng phụ trách Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Tây Ninh cũng bị bắt giam vì hành vi này. Đây toàn là tội phạm tham nhũng nhưng sau khi bản án đã tuyên thì người ta có thể đoán trước kết cục của việc thu hồi tài sản nhà nước bị chiếm dụng như thế nào! 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vụ cưỡng chế công trình trường học: Phó Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm bị tố tiếp tay sai phạm?

Không chỉ loại bỏ công trình xây dựng vi phạm khỏi kế hoạch cưỡng chế một cách đáng ngờ, một Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) còn bị tố “tiếp tay” cho hàng loạt vi phạm liên quan tới công tác tuyển sinh của nhóm đầu tư Công ty Cổ phần đầu tư phát triển giáo dục TDS Việt Nam (Cty TDS) tại lô TH2 Khu đô thị mới (KĐTM) Cổ Nhuế.

Vụ 8B Lê Trực: Quy hoạch hay giấy phép xây dựng có giá trị pháp lý cao hơn?

Năm năm qua, vụ việc 8B Lê Trực luôn là vấn đề nóng được Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Dư luận vẫn mặc nhiên cho rằng trăm phần nghìn tòa nhà 8B Lê Trực đã vi phạm nghiêm trọng đến pháp luật xây dựng và vi phạm tuyệt đối đến giấy phép xây dựng mà Sở Xây dựng đã cấp phép cho công trình từ năm 2014. Tuy nhiên, việc quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND thành phố phê duyệt có trước (cho đến nay vẫn là quy hoạch xây dựng chi tiết duy nhất cho lô đất có ký hiệu L30 gồm 20 tầng và chiều cao công trình là 70m) và giấy phép xây dựng (GPXD) do Sở Xây dựng cấp sau nhưng lại cấp sai không đúng với quy hoạch xây dựng chi tiết và sai với tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, vậy thì quy hoạch chi tiết hay GPXD có giá trị pháp lý cao hơn?

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com