Xem nhiều

Thương mại điện tử ‘tiếp tay’ buôn bán hàng giả, hàng lậu: Xử phạt đừng như ‘muối bỏ bể’!

17/07/2020 15:39

Kinhte&Xahoi Yếu tố trực tuyến của thương mại điện tử (TMĐT) được ví như “con dao hai lưỡi” bởi trong những năm gần đây TMĐT đã trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với các vi phạm ngày càng tinh vi.

Những năm gần đây, TMĐT trên thế giới phát triển bùng nổ. Năm 2019 đã vượt doanh thu hơn 2.000 tỷ USD. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó châu Á Thái Bình Dương là khu vực mà TMĐT đang phát triển sôi động. Với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng Internet, hạ tầng thanh toán điện tử cũng như các hạ tầng logistics, Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một trong những thị trường mà TMĐT phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 25-30%.

“Con dao hai lưỡi”

Tuy nhiên, yếu tố trực tuyến của TMĐT được ví như “con dao hai lưỡi”, bởi theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, những năm gần đây TMĐT đã trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với các vi phạm ngày càng tinh vi. Nhiều gian hàng đăng hình ảnh hàng thật để thu hút người tiêu dùng nhưng lại bán hàng giả, hàng nhái giá rẻ, nhất là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, pháo… 

Ông Trần Việt Hải - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ngôi sao Châu Âu cho biết, chai sữa tắm nhái (bên trái ông Hải) được làm hết sức tinh vi, thậm chí chai nhái còn to hơn, có vòi inox để đánh lừa người tiêu dùng. 

Thậm chí nhiều sản phẩm cao cấp cũng bị làm giả, nhái để bán với giá rẻ giật mình. Điển hình như đồng hồ Rolex E10, Guess, Movado, Tissot… có giá chỉ vài trăm nghìn đồng đến hơn một triệu đồng trên một số trang mua bán trực tuyến, trong khi giá chính hãng lên tới vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn USD.

Chia sẻ với phóng viên Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn), ông Trần Việt Hải - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ngôi sao Châu Âu cho biết, công ty ông chuyên kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm và là nhà phân phối độc quyền cho một thương hiệu tại Italia. "Chúng tôi phải mất 10 năm để xây dựng thị trường nhưng đến khi sản phẩm chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì lại bị vấn nạn hàng giả, hàng nhái làm thiệt hại nặng nề", ông Hải nói.

Theo ông Hải, trong số hàng trăm sản phẩm mà công ty ông đang là nhà phân phối độc quyền thì mặt hàng sữa tắm Tesori d’Oriente là mặt hàng có doanh số bán chạy nhất nên bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Để chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng và cũng giúp cho công ty không bị ảnh hưởng về uy tín, ông Hải đã phải cử riêng một bộ phận chuyên theo dõi các sản phẩm bị làm giả. 

Qua nhiều năm, ông Hải đã đúc kết được các thủ đoạn của những gian thương là rất tinh vi, họ thường mua hàng giả về và đưa hàng qua biên giới Lạng Sơn, Móng Cái với mức giá thấp hơn 30 đến 50% giá bán buôn sản phẩm thật của công ty ông. Cá biệt, có những trường hợp còn chào hàng 1 chai sữa tắm Tesori d' Oriente mà công ty đang bán lẻ 250.000 đồng chỉ với giá 2 tệ, tương đương 7.500 đồng.

"Tôi thực sự không hiểu sao gian thương có thể làm ra được sản phẩm với giá đó, vì vỏ chai sữa tắm làm bằng nhôm, chỉ riêng sản xuất vỏ chai cũng không thể làm được với 2 tệ", ông Hải nói. Ông đặt nghi vấn, chỉ có thể thu mua vỏ chai về, sau đó đổ chất gì vào trong để thành sữa tắm mới có giá 7.500 đồng", ông Hải nói.

Hoàn tất quá trình làm nhái cực kỳ thủ đoạn, những sản phẩm này sẽ được rao bán trên mạng xã hội facebook, zalo, trang TMĐT... với cái mác của hàng chính hãng mà nếu không phải người trong nghề cũng "chào thua" vì không phân biệt được thật, giả. Ông Trần Việt Hải bức xúc: “Thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng hàng hóa giả mạo nhãn hiệu mà Công ty chúng tôi đã đăng ký độc quyền tại Việt Nam”.

Theo ông Trần Ngọc Hải, mặt hàng sữa tắm Tesori d’Oriente do Công ty ông phân phối độc quyền đang bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. 

Mới đây, qua theo dõi trên sàn TMĐT Shopee, công ty nhận thấy trên sàn này xuất hiện các gian hàng bán sản phẩm mang nhãn hiệu Tesori d’Oriente có nguồn gốc nhập lậu, không có số đăng ký chất lượng mỹ phẩm theo quy định của Bộ Y tế, phần lớn là hàng trôi nổi, cận date của các cá nhân và công ty nhập khẩu bất hợp pháp. Sau khi phát hiện sự việc, công ty đã gửi đơn khiếu nại đến Shopee. Đại diện Shopee cho biết đã tạm khóa các tài khoản đăng bán hàng bị khiếu nại và yêu cầu nhà bán hàng cung cấp chứng từ chứng minh nguồn gốc sản phẩm của mình như: Hợp đồng mua bán/Thỏa thuận đại lý hoặc Hóa đơn mua hàng từ Công ty hoặc đơn vị được ủy quyền hợp pháp.

Thế nhưng, thực tế việc xử lý này chẳng khác gì “muối bỏ bể”, bởi tình trạng công khai bán hàng nhái, hàng dởm vẫn diễn ra mặc dù vừa qua, các sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam gồm Adayroi.com, Lazada.vn, Sendo.vn, Shopee.vn, Tiki.vn đã tham gia ký kết “Nói không với hàng giả trong TMĐT” với Cục TMĐT và Kinh tế số phối hợp Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công thương).

Cụ thể, dạo quanh 1 vòng Shopee với từ khóa “đồng hồ Rolex giá rẻ”, hàng trăm sản phẩm với mức giá dao động từ 100.000 – 300.000 VNĐ, túi xách, quần áo Gucci, Chanel, LV… nhan nhản chỉ từ 66.000 – 400.000 VNĐ. Hoặc trên Lazada, hàng trăm chai nước hoa các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới được bán với giá dưới 100.000 VNĐ. Trên Sendo cũng hàng trăm chai nước hoa na ná hình ảnh thương hiệu nổi tiếng dù đặt tên khác nhau với giá chỉ chưa đến 100.000 đồng... Đây là những mức giá hoàn toàn không hợp lý với sản phẩm các thương hiệu trên.

Với từ khóa “đồng hồ Rolex giá rẻ”, hàng trăm sản phẩm với mức giá dao động từ 100.000 – 300.000 VNĐ được bán trên các sàn TMĐT. Ảnh chụp màn hình.

Từng chia sẻ câu chuyện lên mạng tìm từ khóa “Gucci” thì hoa mắt bởi hàng loạt trang Gucci, Gucci fake, Gucci fake xịn hiện ra với vô số giá rao bán khác nhau… chính Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An từng nhận xét tình trạng này đang làm méo mó thị trường, gây thất thu ngân sách, người tiêu dùng bị phương hại nên cần phải có chế tài mạnh, đánh sập website, thu hồi tên miền nếu bán hàng giả.

Xử phạt đừng như “muối bỏ bể”

Lý giải về vấn đề vi phạm nguồn gốc, quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn TMĐT, mạng xã hội… theo ông Trần Hữu Linh, do tính chất của TMĐT là người mua và người bán không gặp nhau, dẫn đến việc không cần cửa hàng, không biết kho hàng nằm ở đâu. Đặc biệt, nhiều địa điểm hoạt động kinh doanh online nằm lẫn trong nhà dân, khu chung cư, nên lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, kiểm tra, xử lý. Ngay cả khi kiểm tra, xác minh được kho hàng, cũng khó xác minh chủ kho hàng là ai...

Bên cạnh đó, khi xử lý các vụ vi phạm phải có chứng cứ cụ thể, nhưng hiện nay, 99% giao dịch trên mạng không có hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, kinh doanh qua mạng xã hội như facebook chưa được kiểm soát hiệu quả, nhất là đối với các mạng xã hội chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam. Do đó, để xử lý triệt để tình trạng này cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị như Quản lý thị trường, an ninh mạng, thông tin truyền thông.

Còn Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội nhận định thẳng thắn, thời gian qua việc quản lý hoạt động kinh doanh qua mạng vẫn còn buông lỏng. Điều này khiến người tiêu dùng phải gánh chịu tất cả rủi ro, thiệt hại. Các chủ sàn TMĐT, cũng giống như siêu thị, khi cho gian hàng thuê chỗ để bán trong khu vực, trên chợ của mình thì khi chủ hàng gian dối, lừa đảo người dùng các chủ sàn cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Điều này đã được nêu rõ trong các quy định liên quan.

“Cơ quan quản lý phải xử nặng, công khai thông tin nơi vi phạm để người dân biết và không giao dịch với những nơi đó. Luật phải theo hướng răn đe để các đơn vị không dám làm sai như các nước. Bởi nếu phạt nhẹ như kiểu phạt 5 triệu đồng mà họ lời 40 triệu đồng thì các hành vi đó vẫn sẽ tiếp tục xảy ra”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Lê Thanh Tùng - Vietq.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Link bài gốc http://vietq.vn/thuong-mai-dien-tu-tiep-tay-buon-ban-hang-gia-hang-lau-xu-phat-dung-nhu-muoi-bo-be-d176342.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com