Xem nhiều

Vay tiền qua app: Tiết lộ "thâm cung bí sử" về 1 app của người Trung Quốc

14/07/2020 09:58

Kinhte&Xahoi Nhân viên đòi nợ của một app cho vay vừa nghỉ việc, đã tiết lộ với PV Báo Lao Động về những "thâm cung bí sử" của một app do người Trung Quốc điều hành tại TPHCM.

Hai nhân viên từng làm việc cho 1 app vay tiền chia sẻ "thâm cung" của app này. Ảnh: HC

Chị X và chị Y (chúng tôi xin phép không nêu tên, tuổi và địa chỉ của nhân vật) từng là nhân viên đòi nợ của một số app cho vay do công ty TNHH H.T (quận 2, TPHCM) vận hành. Người đại diện cho công ty để ký hợp đồng làm việc với chị X và Y là một người Trung Quốc.

Sau nhiều lần thuyết phục, chị X và Y đã đồng ý chia sẻ với PV Báo Lao Động về "thâm cung bí sử" của app cho vay, mà hai chị từng là nhân viên.

Chị X cho biết, đọc được thông tin tuyển nhân viên cho công ty tài chính trên một web chuyên về tuyển dụng. Do đã từng có kinh nghiệm làm việc tại một công ty tài chính, nên chị đến tham gia ứng tuyển mà không hề biết đây là một công ty chuyên cho vay qua app.

"Công ty có hơn 30 nhân viên, khi vào làm việc tuần đầu, công việc của tôi là ngồi nghe những nhân viên chửi khách để học hỏi. Sang tuần thứ 2, ông chủ hướng tôi sang phòng thu hồi nợ và bắt đầu chửi khách. Rồi tôi cũng được hướng dẫn gửi hình ảnh của khách qua Zalo, Facebook, có một phần mềm nhập số điện thoại để tìm Facebook của khách hàng vay tiền"- chị X nói.

Nhân viên Công ty đang "trổ tài" chửi khách để nhân viên mới được "lĩnh giáo". 

Trong khi đó, chị Y cho biết, việc chửi khách hoặc gửi hình lên mạng để bêu xấu được người tại công ty hướng dẫn trực tiếp.

"Tôi thuộc bộ phận thu hồi nợ quá hạn từ 1 - 7 ngày, các cấp độ sau là từ 8 ngày trở lên. Nhóm của tôi là cấp độ đầu tiên nên bắt buộc phải chửi, phải đăng hình khách vay lên Zalo, Facebook. Từ ngày thứ 3 quá hạn trả nợ là đã phải đăng hình người vay lên mạng uy hiếp và gọi điện thoại trong danh bạ người cho vay." - chị Y nói.

Chị Y cung cấp thêm thông tin, chủ của các app trên là do 2 người Trung Quốc, hiện đang ở tại TPHCM điều hành trực tiếp. Khi văn phòng đặt tại đường Trần Não (quận 2) do việc chửi tục người vay gây ra tiếng ồn quá lớn, nên các hộ dân xung quanh đã báo cơ quan chức năng địa phương. Công an khu vực đã yêu cầu công ty phải chuyển đi nơi khác, sau đó chủ người Trung Quốc đã chuyển văn phòng đến một chung cư cao cấp trên nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh).

Không chịu được áp lực buộc chửi khách nên xin nghỉ việc

Chị Y chia sẻ thêm thông tin, trong thời gian làm việc thấy công ty lập ra nhiều app, nếu app nào bị Google gỡ khỏi kho ứng dụng thì sẽ có app khác thay thế. Ngoài việc được "lĩnh giáo" cách chửi khách, chị Y cũng được chỉ dẫn tối về nhà nên nhắn tin khủng bố người vay để đạt kết quả cao hơn.

"Nếu mình đòi được nhiều tiền, ông chủ người Trung Quốc sẽ tỏ ra thoải mái. Nếu không đòi được tiền thì họ sẽ kiếm chuyện, gây khó dễ. Trung bình một ngày, tôi được chuyển 20 hồ sơ để gọi nhắc nợ. Khi vào làm, công ty tạo ra cho mình một user để truy cập vào hệ thống thông tin khách hàng. Làm việc ở đó 1 tháng được trả 10 triệu đồng tiền lương, sau khi tôi xin nghỉ việc chỉ 5 phút sau tài khoản user biến mất" - chị Y nói. 

Không chịu nổi cảnh buộc phải chửi bới, xúc phạm người khác nên chị X  và chị Y  đã xin nghỉ việc. Ảnh: HC

Trong khi đó, chị X chia sẻ, có những khách hàng muốn nhân viên app cung cấp địa chỉ văn phòng để đến thanh toán trực tiếp, thì nhân viên được chỉ đạo cung cấp các địa chỉ ma. Hầu như ngày nào công ty cũng chửi, xúc phạm khách hàng, nhưng không bao giờ để lộ địa chỉ thực của công ty cho khách biết. 

"Khi khách hàng hỏi địa chỉ thì nhân viên được hướng dẫn cách phản hồi lại rằng: "Khi mày vay bọn tao có yêu cầu đến trực tiếp địa chỉ mày để đưa tiền không, tất cả đều qua chuyển khoản hết mà sao khi trả nợ mày lại đòi gặp trực tiếp?"- chị X thuật lại.

Không chịu nổi với công việc suốt ngày gọi điện đe dọa, chửi bới khách hàng, cũng như đăng hình ảnh khách lên mạng để bêu xấu, nên chị X và chị Y xin nghỉ. Sau khi nghỉ việc, thì app đã ghép hình của chị X và chị Y gửi cho các "con nợ" và ghi nội dung cảnh báo là không được chuyển tiền cho hai nhân viên đã nghỉ việc

Huân Cao - Trần Tuần  -  Theo Báo Lao động

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/vay-tien-qua-app-tiet-lo-tham-cung-bi-su-ve-1-app-cua-nguoi-trung-quoc-d129384.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com