Xem nhiều

Vụ 'cột điện không lõi sắt' gây xôn xao, Điện lực Đà Nẵng 'lên tiếng'

19/09/2020 10:59

Kinhte&Xahoi Khi mạng xã hội, báo chí đăng hình ảnh, thông tin về cột điện hạ áp gãy trong mưa bão, không thấy lõi sắt như thông thường, làm dấy lên nghi ngờ chất lượng cột điện, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) đã có ý kiến chính thức về vụ viêc.

Theo PC Đà Nẵng, cột điện bị gãy được đặt trước số nhà 102 Tôn Đản là cột điện bê tông ly tâm 8,4m thuộc đường dây hạ áp số A1/1/2 thuộc trạm biến áp Ngã Ba Huế 6.

Cột dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284 - 1997, có các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy. Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột (khoảng 1cm, do trước đó đã được kéo giãn).

"Nguyên nhân chính việc gãy cột điện là do ảnh hưởng của bão số 5 làm cây to ngã đè vào đường dây, tác động lực quá lớn kéo gãy cột", PC Đà Nẵng cho biết. "PC Đà Nẵng khẩn trương khắc phục sự cố, khôi phục cấp điện phục vụ nhân dân trên địa bàn".

PC Đà Nẵng cũng cung cấp những hình ảnh tại hiện trường cột điện gãy, trong đó có cảnh người dân cầm búa đập bê tông, giúp thấy các sợi thép chịu lực trong thân cột.

Hình ảnh tại hiện trường cột điện gãy do PC Đà Nẵng cung cấp:

 
 
 

Sáng 18/9, Đà Nẵng xuất hiện mưa lớn, gió giật mạnh, khiến một số cây xanh và trụ điện đã đổ ngã, trong đó, có trụ điện gãy trước nhà 102 Tôn Đản. Hình ảnh cột điện gãy ngang không thấy lõi sắt như thông thường được chia sẻ trên Facebook khiến cư dân mạng xôn xao.

Trước nghi vấn về chất lượng cột điện, cột điện bị "ăn bớt" nguyên liệu, có ý kiến cho rằng, cột điện bị gãy trên đã sử dụng công nghệ bê tông li tâm dự ứng lực. Có nghĩa là trụ thiết kế không cần nhiều sắt mà chỉ là các sợi cáp thường là thép (từ 6-8 cọng/trụ). Công nghệ đúc trụ mới này có độ chịu nén cao hơn rất nhiều, đồng thời có lõi thép rất cứng bên trong, gấp rất nhiều lần lõi sắt tròn hay sắt rằn.

"Sợi cáp dùng cho loại trụ điện này không giống như cáp lụa dùng trong cẩu, kéo mà chúng ta hay thấy. Nhiều anh chị nhìn trụ điện gãy ngang nói như thế là không nên, có người bảo sao không đúc nhiều sắt vào. Hay là bòn mất sắt...", người này viết.

Cũng theo người này, trụ đúc theo công nghệ ly tâm là tốt, nhưng có lẽ nó không phù hợp với khu vực miền Trung có quá nhiều bất lợi về thời tiết, nhất là mỗi năm có ít nhất 3 tháng thường có bão, lốc. "Trụ bê tông ly tâm dự ứng lực không được sử dụng cho những vị trí xung yếu như góc, néo... Thế nên ngành điện nên thay đổi ý tưởng và tìm giải pháp mới cho trụ điện ở vùng có thời tiết phức tạp như miền Trung", người này đề xuất.

 M. Trường - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/vu-cot-dien-khong-loi-sat-gay-xon-xao-dien-luc-da-nang-len-tieng-d135590.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com