Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Bảo Khí Khang: Quảng cáo “quá đà” tác dụng như thuốc chữa bệnh?

07/01/2021 23:04

Kinhte&Xahoi Một trong những sai phạm phổ biến trong quảng cáo dược phẩm là liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN). Trong đó, việc quảng cáo TPCN có tác dụng như thuốc chữa khá phổ biến, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp thường lợi dụng một số thành phần trong sản phẩm để quảng cáo quá lên về công dụng của sản phẩm; điều đó khiến người đọc - nghe - xem rơi vào cảm giác rằng, loại TPCN đó như một loại thuốc đặc trị hoặc hiểu nó như “thần dược” để điều trị bệnh...

Theo khái niệm hiện nay, thực phẩm chức năng được hiểu: Là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh… Còn đối với thuốc được hiểu rằng: thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh…

Như vậy, về mặt bản chất hai sản phẩm này có tính chất và công dụng đối với con người khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay việc quảng cáo hai sản phẩm này được các nhà sản xuất và các đơn vị phân phối sử dụng hình ảnh, từ ngữ, cử chỉ và hành động khiến cho người tiêu dùng liên tục nhầm lẫn. Trong đó, việc nhầm lẫn phổ biến nhất chính là nhầm lẫn từ TPCN sang thuốc.

Để phân tích được hệ lụy từ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quảng cáo “nhập nhèm: như này, có thể kể đến sản phẩm Bảo Khí Khang – được sản xuất bởi Công ty TNHH Tư vấn y dược Quốc tế (IMC) và được tiếp thị, phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC.
Bảo Khí Khang, Bảo Khí Khang vi phạm luật quảng cáo, vi phạm luật quảng cáo,quảng cáo như thuốc chữa bệnh, quảng cáo Bảo Khí Khang có tác dụng như thuốc chữa bệnh

Mặc dù trên bao bì sản phẩm Bảo Khí Khang có ghi rõ là “thực phẩm chức năng” (TPCN), kèm theo lời khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”… Nhưng quảng cáo về Bảo Khí Khang đang công bố, quảng cáo, giới thiệu như một loại thuốc chữa và điều trị một số bệnh về khí quản.

Quảng cáo Bảo Khí khang như thuốc chữa bệnh?

Tìm hiểu trên website có địa chỉ https://baokhikhang.vn, ghi nhận thấy tình trạng một số quảng cáo có tính chất quá lời với tác dụng thật của sản phẩm chức năng Bảo Khí Khang như: Bảo khí khang có tác dụng phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc; hỗ trợ giảm tái phát và biến chứng trong trường hợp: viêm phế quản mạn, hen (suyễn), phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD. Hỗ trợ giảm: ho, khạc đờm, khó thở; Giúp thở dễ hơn ở người có bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, trên hàng loạt trang mạng xã hội khác lại đăng tải nhiều bài viết, video, hình ảnh chia sẻ của khách hàng về sản phẩm Bảo khí khang với công dụng điều trị – chữa bệnh (?)

Khi đọc – nghe – xem những nội dung, người đọc hoàn toàn có thể hiểu nhầm sản phẩm này là thuốc và so với khái niệm nêu trên về thuốc, thì thấy rằng sản phẩm Bảo Khí Khang là thuốc và có tác dụng điều trị một số bệnh về khí quản.

Trên nền tảng Youtube, tại một chanel (kênh) có tên: Bảo Khí Khang – Kiểm soát Hen, Viêm phế quản mạn, COPD với 1340 người đăng ký có đăng tải video với tiêu đề: “Kinh nghiệm kiểm soát hen suyễn của cô Nguyễn Thị An”.

Hàng loạt chia sẻ của khách hàng, bác sĩ, dược sỹ, người nổi tiếng được “biên soạn” trên Youtube quảng cáo TPCN Bảo Khí Khang ( ảnh chụp màn hình)

Theo đó, nội dung video này đã lấy câu chuyện của một bệnh nhân nói về công dụng của sản phẩm Bảo Khí Khang, đặc biệt nhân vật còn khẳng định việc chạy chữa bệnh hen suyễn đã nhiều năm, nhưng không bằng sử dụng sản phẩm TPCN Bảo Khí Khang gần trong 2 tháng…?

Chưa hết, cũng tại kênh Youtube này còn có rất nhiều những video chứa hoặc thể hiện hình ảnh của các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng, bệnh nhân chia sẻ về công dụng và hiệu quả của sản phẩm. Bằng hình thức đăng tải clip “nhân vật chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh”, nhận xét về sản phẩm trước và sau khi dùng, khiến nhiều người tiêu dùng, bệnh nhân đều “tin” và hiểu nhầm đây là thuốc chứ không phải là TPCN.

Quảng cáo nhập nhèm là thuốc “núp bóng” dưới dạng video chia sẻ của nhân vật?

Ngoài ra, trên một trang mạng xã hội Facebook có một trang tên “Bảo Khí Khang – điều trị Viêm Phế Quản, Hen suyễn, COPD hiệu quả”, đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh thư cảm ơn, hình ảnh người nổi tiếng như NSND Trung Anh, HLV Park Hang Seo, NSUT Chí Trung… để quảng cáo cho sản phẩm này như một loại thuốc thần dược.
Sản phẩm Bảo Khí Khang được quảng cáo trên mạng xã hội Facebook

Chia sẻ về tình trạng trên, một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho biết: Theo quy định trong các thông tư, nghị định, Luật Dược (sửa đổi) và Luật Quảng cáo đã ghi rõ: Không sử dụng uy tín, hình ảnh của cơ quan y tế, người bệnh, người nổi tiếng… để quảng cáo cho các sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay do môi trường “mở” của mạng xã hội, sự nở rộ của các trang điện tử đã vô tình là “mảnh đất màu mỡ” để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng vi phạm.

Hình ảnh của HLV Park Hang Seo được sử dụng để thực hiện quảng cáo cho sản phẩm Bảo Khí Khang (ảnh chụp màn hình)
Từ thực tiễn này, lý luận đặt ra câu hỏi rằng, các đơn vị sản xuất và phân phối có hay không việc lợi dụng “môi trường mở của mạng xã hội” để biến sản phẩm Bảo Khí Khang từ một loại TPCN thông thường thành “thần dược” chữa bệnh? Câu trả lời xin được dành cho Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế và các cơ quan chức năng liên quan.

 Theo quy định, đối với các hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo thực phẩm, quảng cáo TPCN sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, như sau:

Trường hợp quảng cáo TPCN và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc thì người vi phạm bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 68.

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc cải chính thông tin và tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Nếu quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định, thì bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định 158/2013, được sửa đổi tại Nghị định 28/2017.

Đối với hành vi Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng theo quy định Khoản 4, Điều 70 Nghị định 158/2013, được sửa đổi tại Nghị định 28/2017.

 

Trúc Vân - Theo DNĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://doanhnghiepvadautu.net.vn/bao-khi-khang-quang-cao-qua-da-tac-dung-nhu-thuoc-chua-benh/?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com