Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

'Biệt phủ', nhà hàng mọc trái phép trên sông Hồng

28/06/2019 10:52

Kinhte&Xahoi Thời gian qua, dọc sông Hồng qua trung tâm Hà Nội (đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Vĩnh Tuy) xuất hiện hàng chục nhà hàng, biệt phủ nổi, thu hẹp diện tích mặt nước, uy hiếp an toàn đường sông; hầu hết không phép, không đăng ký kinh doanh…

“Biệt phủ” thuộc sở hữu của Cty cổ phần Phụ tùng Hoàng Kim.

Hàng chục công trình vi phạm

Cuối phố Chương Dương Độ, thuộc địa bàn dân cư Bạch Đằng 2 (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm), xuất hiện khu nhà nổi hoành tráng. Từ ngoài cổng trưng biển Nhà hàng Kiều Gia, bên trên là dòng chữ Bến tàu Du lịch sông Hồng. Đi khoảng 10m trên cầu tàu là công trình nhà nổi có diện tích hơn trăm mét vuông, kế ngoài là một công trình khác đang trong quá trình xây dựng trên phương tiện thủy neo cố định.

20m xuôi về phía hạ nguồn xuất hiện một công trình nhà nổi khác đã hoàn thiện trưng thêm một biển Nhà hàng Kiều Gia. Khu nhà nổi này dựng 2 tầng, có các phòng riêng, khu vui chơi cho trẻ. Nhà hàng này quảng cáo có sức chứa 400 khách.

Kế tiếp nhà hàng Kiều Gia là công trình có kiến trúc cổ, giống “biệt phủ”. Những người dân ở đây cho biết, công trình này là nhà ở của Cty Hoàng Kim. Công trình được dựng trên một phương tiện thủy có diện tích khoảng 200m2, kiểu nhà sàn bằng gỗ, 4 mái kiên cố. Hai bên có thêm hai phân khu phụ trợ có kết cấu tương đối giống với khu chính, mỗi khu có diện tích vài chục mét vuông.

Hướng về phía cầu Long Biên, đoạn sát bờ sông Hồng địa phận phường Ngọc Thụy (Long Biên) cũng có 3 nhà hàng: Sông Hồng View, Phương Linh, Bếp Ngư Ông. Ước chừng mỗi nhà hàng có diện tích hàng trăm mét được dựng trên một chiếc tàu cũ cỡ lớn được neo cố định và trên các thùng phuy nhựa. Các nhà hàng này hoạt động từ trưa đến đêm.

Phía bắc qua cầu Nhật Tân, địa phận phường Phú Thượng (Tây Hồ) cũng xuất hiện dãy nhà hàng mang tên Cù Lao Sông Hồng. Khu nhà nổi có diện tích hàng trăm mét vuông trải dọc theo cồn đất giữa sông Hồng. Khu nhà này được xây dựng trên các thùng phuy nhựa, dựng cột sắt và tấm vách gỗ, phía trên lợp tôn xanh. Hằng ngày, khách hàng được đưa đón bằng tàu cao tốc ra nhà hàng để câu cá, thưởng thức món ăn… Một cán bộ phường Phú Thượng cho biết, nhà hàng nổi này được HTX Nông nghiệp Phú Thượng xây dựng để làm kinh tế.
 
Chưa có giấy phép

Trao đổi với phóng viên, một vị đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Hà Nội (thuộc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực II) cho biết, ngoài Bến thủy nội địa Chương Dương cấp phép bến nổi cho Cty CP Thăng Long GTC phục vụ đón trả khách du lịch, những điểm còn lại chưa được cấp phép. Theo quy định, các công trình xây dựng, neo đậu trên sông bắt buộc phải xin phép và được cơ quan chức năng như cảng vụ đường thủy, các ngành nông nghiệp, tài nguyên môi trường, xây dựng... đồng ý, cấp phép.

Theo giấy phép được cấp cho bến nổi Chương Dương có thời hạn đến 21/6/2019, phạm vi sử dụng vùng nước có chiều dài là 150m dọc theo bờ, chiều rộng là 50m từ đầu cầu tàu trở ra. Như vậy, đơn vị được phép xây dựng công trình phục vụ đón trả khách tại vùng nước quy định trên. Tuy nhiên, theo đại diện Cảng vụ thủy nội địa Hà Nội, Cty CP Thăng Long GTC hoặc đối tác đang xây dựng công trình sai vùng nước được cấp. Cụ thể, vùng nước được cấp xa bờ, sang bên kia bãi giữa sông Hồng (để đón tàu du lịch chạy trên sông Hồng) nhưng Cty này xây dựng sát bờ để tiện đón khách lên xuống nhà hàng.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) cho biết, nhà hàng Kiều Gia thuộc quản lý của Cty Trường Thành, Cty này hợp tác với Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng (thuộc Cty CP Thăng Long GTC) kinh doanh. Tại biên bản lập ngày 24/5 giữa phường Chương Dương, Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng và Cty Trường Thành, Chủ tịch UBND phường Chương Dương yêu cầu, làm rõ việc xây dựng cầu tàu, xả thải. Những xà lan xuống cấp, mục nát, chưa đảm bảo an toàn Cty phải đưa lên bờ… Tại biên bản này, doanh nghiệp cho biết, sẽ có văn bản báo cáo Cảng vụ Hà Nội và đến 2020, khi hết hợp đồng sẽ mời cơ quan chức năng đến kiểm tra, đăng kiểm…

Ông Vĩnh cho biết, công trình nhà riêng như biệt phủ bên cạnh là của Cty CP Phụ tùng Hoàng Kim. Cty này chỉ có văn bản thỏa thuận của Sở GTVT Hà Nội cho trông giữ phương tiện giao thông trên bờ và đang trong quá trình làm thủ tục thuê đất, không được cấp phép bến thủy nội địa và không có các giấy tờ liên quan khác.

Còn ông Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy (Long Biên) cho biết, ngày 19/6, sau khi phóng viên thông tin, UBND phường đã lập đoàn kiểm tra các nhà bè nổi hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống. Các biên bản nêu: kiểm tra, cả 3 nhà hàng Sông Hồng View, Phương Linh, Bếp Ngư Ông đều không cung cấp được các quyết định giao cho thuê mặt nước, giấy phép hoạt động đường thủy nội địa, giấy phép đăng ký kinh doanh, thuế từ hoạt động kinh doanh, giấy phép neo đậu tàu thuyền. UBND phường đã yêu cầu chủ nhà hàng dừng hoạt động kinh doanh, di dời bè nổi ra khỏi vị trí hành lang bảo vệ công trình đê điều trước ngày 30/6.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phường Quảng An (Tây Hồ- Hà Nội): Công trình xây dựng có dấu hiệu sai phạm tại ngõ 275 Âu Cơ, sao vẫn chưa xử lý?

Ngày 24/4/2019 toà soạn đăng bài phản ánh “Phường Quảng An (Tây Hồ- Hà Nội): Công trình xây dựng có dấu hiệu sai phạm tại ngõ 275 Âu Cơ, chính quyền đang ở đâu?” Đến nay, sau 2 tháng trôi qua, từ khi bài báo được đăng tải, công trình vẫn tồn tại những sai phạm và không hề bị xử lý, có vẻ như đang thách thức dư luận và chính quyền, liệu có ai đang “chống lưng” hay bao che cho sai phạm?

Nguồn: Tiền Phong/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com