Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Bình đẳng để thoát khỏi phận “con rùa nơi xó cửa”

19/08/2019 09:53

Kinhte&Xahoi Cách đây ít năm, trong một chuyến công tác đến cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang, cuộc gặp gỡ với một nữ cán bộ xã người dân tộc H’ Mông và những câu chuyện chị kể về chuyện học, chuyện nhà, chuyện chồng khiến tôi nhớ mãi. Chị tên là Ly Thị Kía sinh năm 1981, ở thời điểm đó đang là Phó Chủ tịch UBND xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang.

Cần tăng cường các kênh thông tin đến với phụ nữ dân tộc thiểu số.

Câu chuyện phấn đấu của một nữ cán bộ người dân tộc thiểu số

Trước thời điểm gặp tôi vài tháng, chị Ly Thị Kía vừa nhận tấm bằng Đại học tại chức kinh tế. Và để có ngày nhận tấm bằng đại học, chị Kía đã phải mang tiếng là đứa con bất hiếu cãi lời cha mẹ. “Bố mẹ cổ hủ lắm, không cho con gái đi học đâu. Bố mẹ bảo con gái lớn là đi tìm chồng thôi chứ không cần đi học.

Vì con gái là con người ta nên có đi học nên người thì cũng là người của nhà người ta, đi học làm gì cho phí. Bố mẹ nói thế nhưng tôi vẫn quyết đi học. Tôi bảo với mẹ: “Mẹ ơi, không cho nhưng con vẫn phải đi. Con muốn biết cái chữ, con muốn cuộc đời con phải sống khác cuộc đời mẹ. Không thể cứ lầm lũi mãi thế này được”. 

Chị Kía trốn nhà đến lớp. Học hết lớp 5, chị được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Lúc đó, chị Kía đã 18 tuổi. Chị quyết tâm theo lớp bổ túc trên huyện, rồi cơm đùm cơm gói về thị xã Hà Giang học đại học tại chức. Miệt mài 4 năm, chị có tấm bằng đại học.

Chồng chị Kía mặc dù cũng công tác ở chính quyền, là Phó Chủ tịch UBND xã Phố Cáo, nhưng anh vẫn còn nếp nghĩ của đàn ông người Mông, tuyệt đối không đỡ đần gì vợ. Chị Kía luôn phải gồng mình nỗ lực với công việc ở xã, rồi việc nhà để thu xếp thời gian đi học.

“Phụ nữ Mông thiệt thòi rất nhiều. Làm gì thì làm, chứ khi đã về đến nhà là việc nhà đến tay mình hết. Chồng hoặc ôm con xem tivi, hoặc mời khách đến nhà uống rượu cà kê. Con nhỏ đi mẫu giáo chồng cũng chẳng đón hộ, mình bận việc xã, con phải đeo chìa khóa ở cổ tự về mở cửa đợi mẹ. Tối về nhà tối mắt giặt giũ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, khi chồng con đã đi ngủ hết thì mình lại chong đèn học bài”
– chị Kía cho biết. 

Từ câu chuyện của chị Kía có thể thấy với phụ nữ dân tộc H’Mông, trường hợp quyết tâm vượt rào cản đi học, để có công việc ổn định như người phụ nữ này không phải là nhiều.

Bởi người H’Mông quan niệm “con gái không có cái trách nhiệm đi ra xã hội” nên không cần học nhiều chữ và câu nói cửa miệng của người đàn ông H’Mông luôn là: “Đàn bà con gái chả làm được cái gì đâu mà!”. Những việc phụ nữ làm quần quật cả đời vì gia đình, chồng con không bao giờ được tính là “việc”. 

Định kiến và khuôn mẫu giới “trói chặt” nhận thức 

Vấn đề này đã một lần nữa được đề cập tại hội thảo chính sách “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) không bị bỏ lại phía sau” do Hội LHPN Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức mới đây. 

Tại hội thảo, những con số giật mình đã được đưa ra: Nhận thức của phụ nữ DTTS và cộng đồng người DTTS bị ảnh hưởng nặng nề của định kiến và khuôn mẫu giới về phân công công việc trong gia đình, áp đặt công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, người già, người ốm trong gia đình là trách nhiệm, nghĩa vụ của phụ nữ (74% phụ nữ DTTS và 5% trẻ em gái DTTS thường xuyên đảm nhận công việc đi lấy nước sinh hoạt trong hộ gia đình, so với tỷ lệ tương ứng của cả nước là 65% và 2%.

Có 20% hộ gia đình DTTS mất hơn 30 phút đi lấy nước sinh hoạt, so với tỷ lệ tương ứng của cả nước là gần 4%);  bạo lực gia đình ở hộ gia đình DTTS trầm trọng hơn so với hộ gia đình người Kinh (khoảng 22,3% phụ nữ DTTS cho biết trong đời đã từng chịu đựng quan hệ tình dục không mong muốn với bạn tình, so với tỷ lệ chung cả nước là 13,3%, bạo lực tinh thần đối với phụ nữ DTTS do người chồng gây ra là 48,8%, cao hơn gần 1,7 lần so với tỷ lệ chung cả nước là 28,9%; nhiều phụ nữ DTTS có thái độ chấp nhận bạo lực do người chồng hoặc bạn tình gây ra hơn là phụ nữ người Kinh).

Và đặc biệt, theo TS. Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì có một thực tế rằng, khi đến làm việc với các xã vùng DTTS không có nghĩa là đã có thể gặp được nữ cán bộ người dân tộc DTTS.

Vì theo thống kê, nữ cán bộ người DTTS chỉ chiếm 23,79% tổng số cán bộ công chức các xã vùng DTTS. Càng khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội thấp và đông đồng bào DTTS sinh sống thì tỷ lệ nữ trong số cán bộ công chức là người DTTS càng thấp. Chưa đến 25% phụ nữ DTTS là công chức, cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội... 

Một trong nhưng nguyên nhân được TS. Nguyễn Thị Mai Hoa lý giải, đó là chuỗi rào cản từ tình trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS khiến tỷ lệ phụ nữ DTTS biết đọc, biết viết chữ phổ thông còn thấp, trình độ nhận thức không đồng đều; khiến đời sống của một bộ phận phụ nữ DTTS còn nhiều khó khăn, bị cản trở bởi phong tục tập quán lạc hậu; khiến họ thiếu năng lực tham gia, chưa sẵn sàng tâm thế để được trao quyền bình đẳng…

Trên cơ sở tổng quan một số vấn đề xã hội đối với phụ nữ DTTS, PGS.TS Đặng Thị Hoa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới đã đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp, trong đó có nội dung tăng cường các kênh thông tin đến với vùng DTTS, đặc biệt là các kênh thông tin đối với phụ nữ, qua đó tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ nữ DTTS về quyền của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống để vượt qua những hủ tục, phong tục tập quán, quan niệm lạc hậu, về tảo hôn, về bạo lực gia đình… 

Tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc

Còn ở góc độ Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, trong quá trình thí điểm, Bộ tiêu chí đã đến được với một số địa phương có đông đồng bào DTTS như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Đắk Lắk… và một trong nhưng nội dung Bộ tiêu chí đề cập là sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng.

Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vốn đã hàng trăm năm nay luôn bị coi là “con rùa ở xó cửa ” như quan niệm của người H’Mông, là “thuyền theo lái gái theo chồng” như quan niệm của người Kinh…

“Việc thực hiện bình đẳng là tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc và được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình” – theo Bộ tiêu chí.
 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com