Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Chi tiết thời gian cung ứng 60 triệu liều vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam

11/03/2021 11:01

Kinhte&Xahoi Trong số 60 triệu liều vắc-xin Covid-19 sẽ được cung ứng tại Việt Nam tới đây, Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam chuyển giao 30 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Ngoài ra, sẽ có 30 triệu liều từ COVAX.

Thực hiện Nghị quyết số 21 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 tại Việt Nam, chiều 10-3, Tổ công tác liên bộ gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Công an đã họp thảo luận về việc tiếp nhận 30 triệu liều vắc-xin Covid-19 mà Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam (VNVC) đặt mua của AstraZeneca để cung ứng cho Việt Nam. Trong đó bao gồm 117.600 liều đang được triển khai tiêm chủng cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch tại 13 tỉnh và thành phố.

Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vắc-xin Covid-19

Tổ công tác liên bộ thống nhất trình Thủ tướng xem xét và quyết định tiếp nhận toàn bộ 30 triệu liều vắc-xin Covid-19 theo nguyên tắc phi lợi nhuận, giá chuyển nhượng ngang bằng với giá mà VNVC mua của AstraZeneca cùng các chi phí khác như thuế VAT, bảo hiểm, vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản… Toàn bộ chi phí đã phát sinh trước thời điểm chuyển giao do VNVC tự chi trả.

Nguồn thứ nhất là hỗ trợ của COVAX Facility, cơ chế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), các nhà sản xuất vắc-xin và các đối tác lập ra, đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vắc-xin một cách công bằng và hiệu quả.

Theo thông báo của UNICEF, ngày 25-3, lô vắc-xin đầu tiên từ nguồn COVAX Facility với 1,37 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều sẽ về đến Việt Nam. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25-4. Như vậy, đến hết tháng 4-2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 từ COVAX Facility.

Khoảng 25,9 triệu liều vắc-xin còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11-2021.

Nguồn thứ hai là vắc-xin AstraZeneca thông qua Công ty VNVC cung ứng. VNVC là một trong 3 tổ chức được AstraZeneca đồng ý cung cấp vắc-xin tại Việt Nam, cùng với COVAX Facility và UNICEF. VNVC chuyển giao vắc-xin mua được từ AstraZeneca cho Bộ Y tế theo cơ chế phi lợi nhuận. Cuối tháng 2-2021, hơn 117.600 liều vắc-xin của hãng AstraZeneca do SK Bio Hàn Quốc sản xuất đã về đến Việt Nam và được triển khai tiêm chủng từ ngày 8-3.

Hiện đã có 955 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng đã được tiêm vắc-xin.

Vắc-xin Covid-19 được ưu tiên tiêm cho cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19

Dự kiến, các đợt vắc-xin tiếp theo với tổng số 29,87 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Để có nguồn cung ứng vắc-xin với mục tiêu đảm bảo bao phủ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi đại dịch, Bộ Y tế đã và đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vắc-xin như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V) để có thể tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng vắc-xin nhằm triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 tại Việt Nam.

Bộ Y tế đồng thời khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vắc-xin phòng Covid-19 khác trên thế giới để nhập khẩu vắc-xin về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết số 21 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 tại Việt Nam.

N.Dung  -  Theo Người lao động

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trước khi về hưu, PCT TP Hà Nội ký một quyết định gây tranh cãi, hệ luỵ khôn lường

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước và các hồ sơ pháp lý liên quan, Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 – CTCP (Cienco 5) không còn chút “quyền lợi và nghĩa vụ nào liên quan” nên Quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất số 5269 của ông Nguyễn Quốc Hùng càng cho thấy sự vô lý và thiếu cơ sở pháp lý. Đã đến lúc Hà Nội cần thanh kiểm tra, rà soát, đồng thời làm rõ động cơ sử dụng quyền hành chính để thay đổi chủ nhân của một khối tài sản lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng khiến dư luận bức xúc.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/chi-tiet-thoi-gian-cung-ung-60-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-tai-viet-nam-d150650.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com