Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Đường Nguyễn Cảnh Dị nơi tập kết rác thải, phế thải xây dựng?

29/06/2019 11:19

Kinhte&Xahoi Mặc dù, chỉ dài gần 600m nhưng tuyến đường nối tiếp đường Nguyễn Cảnh Dị tới cầu Định Công thuộc địa bàn phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ lâu đã trở thành nơi đổ rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng của nhiều người dân quanh khu vực.

Tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị vốn được nhiều người cho rằng “Đây là con đường đau khổ nằm ngay giữa lòng Thủ đô”, bởi lẽ ngày nắng thì bụi mù mịt, còn ngày mưa thì vũng nước lầy lội.
Nằm ở vị trí giữa một bên là bờ sông Tô Lịch và một dân cư thưa thớt cùng nhiều dự án xây dựng đang trong quá trình thi công, tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài đã trở thành nơi tập kết rác sinh hoạt, phế phải xây dựng từ nhiều năm nay.
Theo người dân nơi đây cho biết, hầu hết số rác thải và phế thải xây dựng ở trên tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị đều do các đối tượng nơi khác đến đổ trộm mà hình thành. Với đặc điểm không có đông dân cư sinh sống cũng như tuyến đường từ lâu đã bị hư hỏng nặng, nhếch nhác nên mới trở thành điểm đổ trộm phế thải.
Việc đổ trộm rác diễn ra công khai ngay giữa ban ngày mà không phải chờ đến đêm muộn. Cứ như vậy, tích từ nhiều ngày không có người dọn dẹp, các đống rác cứ một ngày nhiều và to ra.
“Đi dọc theo tuyến đường, nhìn đâu đâu cũng là những đống rác lớn nhỏ khác nhau. Chỗ thì chất thành từng bao tải nhưng có chỗ thì lại đổ tràn hết cả ra phía ngoài đường. Những ngày nắng nóng như hiện nay, đường thì đã nhiều ổ voi, ổ gà, bụi bay mù mịt thì chớ lại còn phải hít mùi hôi thối từ rác thải đổ ra đây”, anh Nghiệp, người thường xuyên đi qua tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài bức xúc.
Nhiều đoạn đường, rác thải trải dài theo đường đi, phần nằm cạnh bên bờ sông Tô Lịch.
Có nhiều chỗ, rác còn tràn ra cả đường đi khiến diện tích đường bị thu hẹp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người đi đường có thể xảy ra.
Thậm chí, khu vực điểm dừng đỗ, đón trả khách của xe buýt cũng xuất hiện những bao tải rác nằm “chềnh ềnh” ở bên đường.
Do không có người dọn dẹp, nhiều điểm phế thải xây dựng, đất đá còn tạo thành bức tường cao tới hàng mét, chạy dài theo cả một đoạn đường.
Ở một số đoạn của tuyến đường, tuy đã có biển cấm đổ rác thải và phế thải xây dựng đã được treo nhưng không đem lại tính hiệu quả.
Đứng trước tình trạng tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài trở thành nơi đổ trộm rác thải, phế thải xây dựng từ bấy lâu nay, nhiều người dân sinh sống trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), mong muốn các cấp chính quyền có thẩm quyền cần có biện pháp xử lý dứt điểm việc đổ trộm rác thải và có phương án đầu tư, cải tạo lại tuyến đường để thuận tiện cho việc đi lại của người dân.

Vũ Cừ


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chênh lệch giá đất 17.000 tỷ đồng trong vụ Thủ Thiêm: Ai hưởng lợi?

Nhà nước phải bỏ khoản tiền rất lớn để tạo quỹ đất sạch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, song UBND TP Hồ Chí Minh lại đem thanh toán cho các dự án BT với giá rẻ và kết quả là các nhà đầu tư được hưởng lợi chênh lệch hơn 17 nghìn tỷ đồng… Trong khi đó, nhiều người dân bị thu hồi đất phải sống lang bạt, không nơi ở vì phần lớn quỹ đất dành cho tái định cư đã được giao cho các dự án.

Dự án Công viên Sài Gòn Safari: 13 năm vẫn chưa được triển khai

Dự án Công viên Sài Gòn Safari có quy mô lớn, diện tích đất bị thu hồi rộng nhưng UBND TP HCM lại giao cho Công ty Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Cty Thảo Cầm Viên) làm chủ đầu tư, trong khi doanh nghiệp này không đủ năng lực để thực hiện khiến cho dự án sau 13 năm chưa triển khai được.

Nguồn: HATAP

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com