Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh vào tháng 7/2023

29/05/2023 11:17

Kinhte&Xahoi HĐND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 3 – 7/7/2023.

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh vào tháng 7/2023. Ảnh Internet

Theo thông báo, dự kiến kỳ họp xem xét, thông qua 46 nội dung. Trong số này, có 17 báo cáo; 29 nội dung đề nghị ban hành Nghị quyết (1 nghị quyết thường lệ, 27 nghị quyết chuyên đề và 1 nghị quyết về công tác nhân sự).

Tại kỳ họp, nhiều nội dung quan trọng sẽ được HĐND thành phố xem xét, trong đó, đáng chú ý, có quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2023 - 2024; quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô; quy định về giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên của thành phố Hà Nội.

Đáng chú ý, HĐND thành phố dự kiến sẽ xem xét thông qua điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố áp dụng đến ngày 31/12/2024; đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn.

Đặc biệt, HĐND thành phố cũng sẽ xem xét thông qua đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh; quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú ở Hà Nội; cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các Ban QLDA thành phố, Đài PTTH Hà Nội, Báo Hà Nội mới để thực hiện tinh giản biên chế…

Ngoài ra, tại kỳ họp này, HĐND thành phố sẽ dành 1 ngày để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và những vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu HĐND thành phố và cử tri Thủ đô quan tâm.

N.Trường - Pháp luật Plus

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội: Bảo tồn cần gắn với khai thác, phát huy giá trị

Bảo tồn biệt thự kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội được đặt ra từ lâu nhưng số lượng công trình được thực hiện bài bản, quy mô mới chỉ “đếm trên đầu ngón tay” do nhiều khó khăn, vướng mắc. Để gìn giữ quỹ di sản kiến trúc quý giá này, nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến bảo tồn thích ứng, mô hình đã được thực hiện và phát huy hiệu quả tại nhiều quốc gia.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/ha-noi-thong-qua-de-an-thanh-lap-quan-dong-anh-vao-thang-7-2023-d194175.html