Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Hiệp Hòa – Bắc Giang: “Sổ đỏ” nuốt chửng ngõ đi chung, tình làng nghĩa xóm tan vỡ

22/11/2019 11:40

Kinhte&Xahoi Tòa soạn báo Kinh doanh và Pháp luật nhận được đơn của người dân xóm Mã Cháy, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang về nghi vấn UBND Huyện cấp “sổ đỏ” sai luật. Cụ thể, UBND Huyện Hiệp Hòa đã cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông Triệu Văn Đạm trùm lên cả lối đi chung của nhiều hộ dân khiến sinh hoạt của họ trở nên bất tiện, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

 

Người dân xóm Mã Cháy, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa phản ánh ngõ đi chung bị biến thành đất riêng.

Tấm bản đồ 41 năm tuổi chỉ rõ sai phạm
Đơn của người dân xóm Mã Cháy, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang thể hiện sự bất bình khi UBND Huyện cấp “sổ đỏ” sai luật dù cơ quan này xác định khiếu kiện của bà con là đúng. Trong đơn đã nêu rõ, xóm Mã Cháy có lịch sử lâu đời, là nơi sinh sống của nhiều hộ dân trong đó có gia đình ông Triệu Văn Đạm (nguyên Giám đốc Bệnh viện Hiệp Hòa). Vào những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, người dân xóm Mã Cháy đã dùng một khoảng đất công để lập nên xưởng may vá áo cho nhân dân và quân đội. Khu đất này sau đó được Viện Văn học Hàn lâm sử dụng để sơ tán cơ quan trong thời gian Mỹ đánh phá Hà Nội. Sau khi chiến tranh kết thúc, các cơ quan rời đi, để lại khu đất công chưa được chính quyền quản lý. Lúc này hộ cụ Triệu Văn Toan (bố ông Đạm) sở hữu mảnh đất rộng 408 m2, số thửa 293, tờ bản đồ số 4 năm 1978, chạy dọc ngõ đi chung của bà con. Cụ Toan sau đó được chia một phần đất công nói trên khoảng 136m2, số thửa 296, tờ bản đồ số 4 năm 1978 đối diện phần đất cũ, ở giữa là ngõ đi chung.

Nhóm PV báo KD&PL lắng nghe tâm tư của bà con xóm Mã Cháy.

Nhiều năm trôi qua, các thế hệ sau vẫn mặc định con ngõ thẳng tắp chạy vào các hộ trên bản đồ số 4, năm 1978 là lối đi chung. Năm 1994, gia đình ông Triệu Văn Đạm không ở mảnh đất này nữa mà chuyển lên Khu 2, Thị trấn Thắng, đất cũ chỉ trồng cây lâu năm. Nhưng năm 2016, người dân Mã Cháy bất ngờ thấy hộ ông Đạm xây tường cao bọc kín cả hai phần đất, chiếm luôn lối đi chung của cả ngõ. Nghĩ đến tình làng, nghĩa xóm, các cụ ốm Mã Cháy cử đại diện lên gặp ông Đạm, đề nghị ông bớt lại đất vườn, giúp bà con có lối đi thuận tiện hơn trong sinh hoạt. Tuy nhiên, buổi “đàm phán” bất thành khi cả thôn được ông Đạm cho xem “sổ đỏ” mà UBND huyện Hiệp Hòa cấp cho ông từ năm 2000, trong đó bao gồm cả lối đi chung của xóm Mã Cháy vốn tồn tại hàng thế kỷ qua. Kể từ khi gia đình ông Đạm xây quây kín khu đất, con đường vào các hộ dân bên trong phải cong queo theo con đường nhỏ hẹp, khuất tầm nhìn khiến nhiều vụ va chạm giao thông nguy hiểm đã xảy ra.

Bức tường nhà ông Đạm lấn chiếm lối đi chung của người dân nhìn từ trên cao.

May mắn, người dân xóm Mã Cháy vẫn còn lưu giữ được tấm bản đồ số 4, năm 1978 trên đó thể hiện chính xác vị trí các thửa đất của hộ ông Triệu Văn Đạm và lối đi chung xuyên giữa hai thửa đất này. Không quá khó để xác nhận, tấm bản đồ 41 năm tuổi đã chứng minh rõ “Sổ đỏ” do mà UBND huyện Hiệp Hòa cấp cho ông Đạm đã nuốt chửng ngõ đi chung, khiến tình làng nghĩa xóm tan vỡ. Sau nhiều lần đâm đơn khiếu nại, vụ việc cũng được chú ý khi nhiều lần lãnh đạo Huyện Hiệp Hòa, xã Mai Trung về tận nơi, xem xét, vận động các bên nhưng gần 4 năm trôi qua, vụ việc không được giải quyết triệt để khiến người dân tiếp tục kiện lên Tỉnh, rồi Trung ương.

Tuy dân khiếu kiện đúng nhưng “Sổ đỏ” cũng vẫn đúng quy trình?

 Theo những tài liệu phóng viên thu thập được trong quá trình xác minh vụ việc, có Kết luận số 01/KL-UBND của Chủ tịch UBND xã Mai trung về việc giải quyết đơn của một số công dân xóm Mã Cháy. Nội dung kết luận này có nhiều điểm bất thường, thậm chí mâu thuẫn với nhau và có dấu hiệu vận dụng sai các quy định của pháp luật. Cụ thể, Kết luận có đoạn: 

“Như vậy một số công dân thôn Trung Hưng (tức xóm Mã Cháy - PV) xã Mai Trung phản ánh gia đình ông Triệu Văn Đạm đã lấn đường đi chung của nhân dân theo bản đồ năm 1978, tờ số 04 đang lưu trữ tại thôn là đúng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất của gia đình ông Triệu Văn Đạm đã chiếm con đường cũ từ năm 1965 (?) đến nay, các hộ gia đình khác không có ý kiến gì, việc cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông Triệu Văn Đạm là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật”. 

 Như vậy người dân tố cáo gia đình ông Triệu Văn Đạm chiếm ngõ đi chung đã được UBND xã Mai Trung xác định là đúng sự thật nhưng lại cho rằng hộ ông Đạm chiếm ngõ từ năm 1965 trong khi bản đồ năm 1978 vẫn thể hiện rõ lối đi chung này vẫn tồn tại “?” Mâu thuẫn ngay trong 1 câu của văn bản, nhưng ông Chủ tịch Nguyễn Văn Tụ vẫn kết luận “chắc nịch” là việc cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông Triệu Văn Đạm là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP thì thời gian chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (trái phép) trở thành căn cứ để xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản chỉ áp dụng đối với đất do cá nhân sở hữu. Đối với đất công cộng (thuộc quyền sử dụng của nhà nước) việc áp dụng thời gian lấn chiếm sử dụng không có ý nghĩa. Ngay cả khi gia đình ông Triệu Văn Đạm chiếm ngõ đi chung từ bao lâu đi chăng nữa thì ngõ đi đó vẫn được coi là đất sử dụng công cộng thuộc quyền sở hữu, quản lý của nhà nước (đất công). Đối với lấn chiếm đất công, thì dù là lấn chiếm bao lâu, lấn chiếm công khai trong thời gian dài mà không có khiếu nại cũng không thể trở thành căn cứ xác lập quyền sở hữu được (khác với bất động sản không phải của nhà nước thì công khai chiếm hữu 30 năm, không có tranh chấp là căn cứ xác lập chủ đất). Khi nhà nước có yêu cầu, việc lấn chiếm cần phải dừng lại, trả lại phần đất lấn chiếm cho nhà nước.

Điều này đã thể hiện rõ tại Khoản 1, Điều 22 của nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm”. Rõ ràng, đường lấn chiếm là công trình công cộng, phục vụ cho việc đi lại của người dân, gia đình ông Triệu Văn Đạm biết rõ mà vẫn lấn chiếm, theo đó nhà nước sẽ không cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất lấn chiếm mà sẽ yêu cầu hộ dân lấn chiếm trả lại đất công cộng về hiện trạng ban đầu.

 
Rất đông người dân phản ánh việc nhà ông Đạm xây tường lấn chiếm đất công

Báo Kinh doanh Pháp luật đề nghị UBND huyện Hiệp Hòa một lần nữa xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ việc, áp dụng chính xác các quy định của Luật và văn bản dưới Luật, từ đó xác định có hay không sai phạm trong việc cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông Triệu Văn Đạm? Nếu không đúng, đề nghị UBND huyện ra Quyết định hủy GCNQSDĐ đã cấp cho gia đình ông Triệu Văn Đạm, làm lại quy trình này một lần nữa để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Hộ gia đình ông Triệu Văn Đạm xóm Mã Cháy, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang có hai thửa đất riêng biệt, ở giữa là một lối đi chung vào nhiều hộ dân bên trong. Thay vì tách riêng sổ, UBND huyện Hiệp Hòa lại gộp luôn đường đi chung này vào sổ đỏ nhà ông Đạm. Vụ việc hy hữu này đã khiến người dân xóm Mã Cháy bùng phát việc khiếu kiện tập thể,  vượt cấp, kéo dài lên tận Trung ương.
 

 Còn nữa…

Nhóm PV

 

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bất động sản nghỉ dưỡng – Phân khúc thu hút giới đầu tư nửa cuối năm 2019

Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất Thế giới. Du lịch phát triển đã giúp thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có sự khởi sắc, đặc biệt là các dự án BĐS nghỉ dưỡng ven biển Nam Trung Bộ. Đây chính là lí do giúp phân khúc này được các nhà đầu tư đặc biệt “săn đón” mỗi khi có một dự án mới ra đời.

Nguồn: KD&PL

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com