Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Hòa Bình: Nhà máy xử lý rác gây ô nhiễm, nhiều hộ dân buộc phải chuyển đi nơi khác?

27/05/2019 10:23

Kinhte&Xahoi Từ nhiều tháng nay, người dân xã Lạc Long, Đồng Tâm và TT Chi Nê (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) khốn khổ vì môi trường sống xung quanh bị ảnh hưởng.

Nhiều hộ gia đình đã phải chuyển khỏi khu vực, nhiều hộ khác bức xúc kiến nghị cầu cứu báo chí và chính quyền.

Cá dưới suối chết trắng, dân trên cạn cũng khó thở

Phản ánh đến toà soạn, anh H.T.H (thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy) cho biết, nhiều tháng trước, anh và người dân trong thôn phát hiện cá chết nhiều dưới suối nên đã quyết đi tìm nguyên nhân.

Lần theo các đoạn đường ống xả, người dân mới tá hỏa phát hiện nước thải chảy ra từ Công ty Công ty CP Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình.

“Thời điểm đó, thấy cá chết nổi trắng dưới suối, còn nước thì bốc mùi hôi thối, có màu đen, nên mấy anh em lội ngược dòng, với mục đích xem nước chảy từ đâu ra. Tới bức tường xây bằng gạch của khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại của Công ty CP Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình, chúng tôi mới biết, dòng nước đen này dẫn từ thung nằm trong chính khu nhà máy…” – anh H.T.H nói.

Hình ảnh ống nước thải đen ngòm chảy ra từ nhà máy do người dân cung cấp.

Mùi hôi thôi bốc lên khắp nơi quanh khu vực nhà máy.

Tương tự, ở thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm, những người như ông Bùi Văn Dương, bà Nguyễn Thị Yên trong lúc đi thả gia súc thấy cá chết nổi trắng suối, đã kêu gọi mọi người vớt lên tránh ô nhiễm. Sau đó, người dân tiếp tục phát hiện nước từ trong nhà máy chảy ra có màu đen, bốc mùi hôi thối.

Nói về thực trạng ô nhiễm trên, ông Hoàng Trung Anh (một người dân sinh sống khu 13, thị trấn Chi Nê) bức xúc, nhà ông nằm cách cột ống khói của nhà máy này hàng trăm mét, nhưng có ngày khói đen phả ra liên tục, khiến nhiều người thân trong gia đình không khó thở, không tài nào ngủ nổi.

Xe chở hóa chất lỏng thường xuyên ra vào nhà máy.

Hay như trường hợp hộ gia đình ông Quản Trọng Phiệt (ở thông Đồng Nhất, xã Đồng Tâm) bị thiệt hại hàng chục triệu đồng do cá chết nổi trắng.

Theo phản ánh của gia đình ông Phiệt, do nước ao cạn, vợ chồng bà đã dùng máy bơm bổ sung nước dưới suối vào. Nhưng cũng gần như ngay sau đó, cá chết nổi trắng ao. Sau khi ông Phiệt lội xuống ao vớt cá, về nhà thì khắp người nổi đỏ, mẩn ngứa... 

Xã bức xúc bất lực, Huyện hứa tìm câu trả lời

Thông tin tới PV, một cán bộ Địa chính Môi trường xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy) xác nhận, tình trạng người dân phản ánh Công ty CP Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình xử lý rác gây ô nhiễm là có, đã xảy ra khoảng 2-3 tháng nay. 

"Địa phương đã nhận được thông tin này, sau đó có xuống kiểm tra nhưng bằng mắt thường không thể kết luận chính xác nguyên nhân vì sao cá chết. Hơn nữa, mọi hoạt động của nhà máy đều cấm không cho người dân bên ngoài ra vào.

Hằng ngày, khoảng từ 15h30 cho đến đêm là có nhiều xe vận chuyển rác từ các nơi về nhà máy. Thậm chí có cả những xe bồn chở rác thải ra vào nhiều khiến người dân cũng nói họ rất lo lắng." - vị này nói.

Nhà máy xử lý rác thải bị nhiều người dân địa phương phản ánh.

Đại diện chính quyền xã, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch xã Lạc Long (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) cũng tỏ ra bức xúc.

"Khi nhà máy hoạt động thì khói bốc nên cuồn cuộn đen kịt cả một khoảng, mùi hôi rất khó chịu, nước chảy từ trong thung ra thì sủi cả bọt như axit. Chúng tôi rất bức xúc chứ không riêng gì người dân. Tuy nhiên, do nhà máy không nằm trên khu vực xã quản lý nên những việc chúng tôi có thể làm chỉ là báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý dứt điểm."

Ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch xã Lạc Long (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) cho biết cán bộ xã cũng bức xúc chứ không chỉ riêng người dân.

Đưa P.V đi thực địa tại giáp khu vực nhà máy, một cán bộ xã  Lạc Long khác là ông Nguyễn Văn Dị cũng than thở nói:

"Đấy các anh đã ngửi thấy mùi ghê không? Đây mới chỉ là ban ngày thôi, còn về đêm thì nó kinh khủng nữa.

Chúng tôi rất mong báo chí phản ánh để các cơ quan ban ngành vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên, lấy lại môi trường trong sạch cho người dân, gần đây rất nhiều hộ dân đã phải chuyển chỗ ở khác vì không thể chịu nổi nữa".

Ông Nguyễn Văn Ngọc – Chủ tịch UBND thị trấn Chi Nê cho hay, ngay sau khi người dân phản ánh, ông đã cho người xuống kiểm tra. Phía chính quyền thị trấn Chi Nê cũng có yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Thủy xem xét tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý.

* Tiêu đề do Pháp luật Plus đặt lại.

Theo Báo Lao động/ Pháp luật Plus


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vì sao Khánh Hoà “vội vã” giao Phúc Sơn làm dự án, “bán chui” đất vàng sân bay?

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bán đấu giá sân bay Nha Trang cũ để lấy vốn đầu tư sân bay Phan Thiết và hạ tầng sân bay Cam Ranh, bỏ phương án BT “đổi đất lấy hạ tầng” trước đó. Nhưng từ 3 năm trước, Khánh Hoà đã nhanh chóng giao 63ha đất sân bay cho Tập đoàn Phúc Sơn làm dự án “phân lô, bán nền” mà không qua đấu giá.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com