Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Hỏa tốc kiến nghị cho doanh nghiệp thế chấp chính lúa gạo để vay vốn ngân hàng

13/08/2021 14:09

Kinhte&Xahoi Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm thu mua là lúa gạo.

Ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã ký văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn thu mua lúa gạo hàng hóa.

Theo Bộ Công thương, để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong bối cảnh dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị các ngân hàng thương mại đảm bảo vốn tín dụng phục vụ thu mua, tạm trữ lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng nhiều hình thức.

Người dân thu hoạch lúa

Trong đó, các ngân hàng mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ lúa gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp...

Tuy nhiên, qua công tác theo dõi tình hình thị trường và thông tin trao đổi tại cuộc họp ngày 12/8 giữa Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, việc tiếp cận nguồn vốn theo văn bản Ngân hàng Nhà nước tuy đã giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng nhưng chưa hoàn toàn được thuận lợi.

Vì vậy, để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn thu mua lúa gạo cho nông dân, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho họ được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Trước đó, ngày 10/8, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện ngay các giải pháp để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

Theo đó, các ngân hàng thương mại chủ động cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ lúa gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến lúa, gạo, góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ hiện nay tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đồng thời, các ngân hàng phải đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp; chủ động làm việc trực tiếp với các thương nhân, doanh nghiệp để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn phục vụ thu mua tạm trữ lúa gạo, nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng hiện hành, quản lý được dòng tiền và thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, các nhà băng tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn về cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết lúa gạo từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, các ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng, trong đó có các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh lúa gạo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh…

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tình hình tín dụng cho lúa gạo nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng luôn tăng trưởng cao hơn nhiều so với tín dụng chung; một số địa phương có dư nợ cho vay lúa gạo cao như An Giang, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang.

Ông Đào Minh Tú khẳng định chính sách ưu tiên vốn tín dụng cho ngành hàng lúa gạo đã có. "Ngân hàng Nhà nước khẳng định nguồn vốn không thiếu. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các ngân hàng mở thêm các hạn mức tín dụng, cơ cấu lại nợ, lãi đến hạn của các doanh nghiệp lúa gạo do tác động của dịch chưa trả được", ông Tú nói.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thời gian tới, ngành ngân hàng cam kết luôn sẵn sàng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực lúa gạo, song việc cho vay cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cấp tín dung theo quy định.

"Các khó khăn, vướng mắc hiện nay về tiêu thụ, xuất khẩu gạo, thu mua lúa gạo cho nông dân không phải do vấn đề về vốn mà phải giải quyết được khó khăn mấu chốt về vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu gạo nêu trên. Do đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các địa phương cần kịp thời tháo gỡ cho các doanh nghiệp", ông Tú nhấn mạnh.

Theo Ngân hàng Nhà nước, lúa gạo là ngành sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, do vậy, ngành ngân hàng luôn quan tâm đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dư nợ 5 giai đoạn 2016-2020 ngành lúa gạo luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (bình quân/năm lúa gạo tăng 24%, nông nghiệp, nông thôn tăng 18,16%).

Tính đến cuối tháng 6/2021, dư nợ ngành lúa gạo đạt 142.536 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2020 (khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 75.058 tỷ đồng, tăng 16,9%, chiếm 52,6% dư nợ lúa gạo toàn quốc).

Trong đó, dư nợ trồng, sản xuất lúa đạt 32.726 tỷ đồng, chiếm 23%; thu mua, tiêu thụ lúa gạo đạt 96.948 tỷ đồng, chiếm 68% và dư nợ cho vay phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo đạt 12.862 tỷ đồng, chiếm 9%. 

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hoa-toc-kien-nghi-cho-doanh-nghiep-the-chap-chinh-lua-gao-de-vay-von-ngan-hang-173522.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com