Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP

13/05/2024 16:00

Kinhte&Xahoi Năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP…

Lừa đảo trên không gian mạng diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Việc ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại do lừa đảo trên không gian mạng đang đặt ra rất cấp thiết. Đây là chủ đề chính được nêu tại hội thảo “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng” diễn ra ngày 13-5.

Cấp thiết giảm thiểu thiệt hại lừa đảo qua không gian mạng

Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản án lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo là 73%.

Các đại biểu tham quan triển lãm trưng bày các giải pháp, sản phẩm an ninh mạng bên lề sự kiện. Ảnh BTC

Thông tin cụ thể hơn, Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an) cho biết, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hoạt động chuyên nghiệp, có tổ chức, phân công vai trò cụ thể, xây dựng kịch bản chi tiết trong từng giai đoạn phạm tội.

Số đối tượng cầm đầu thường là người nước ngoài. Trong khi, người bị hại đa phần thiếu cảnh giác, không có kiến thức về bảo mật thông tin và các hoạt động tố tụng hình sự...

Trong năm 2023, các lực lượng đã đấu tranh, khởi tố hơn 1.500 vụ án. Tháng 4 vừa qua, A05 đã phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ hơn 2.100 tài khoản, trang mạng có dấu hiệu lừa đảo…

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) Trần Quang Hưng đánh giá, vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được gần 17.400 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến. Trường hợp bị thiệt hại nhiều nhất lên tới hơn 10 tỷ đồng.

Xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng

Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, trước diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn tinh vi của các đối tượng chiếm đoạt tài sản qua mạng, A05 đề xuất ba giải pháp: Tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, với thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng; triển khai đa dạng các hình thức, nội dung tuyên truyền, kêu gọi sự tham gia sâu rộng của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện tội phạm lừa đảo.

Cục trưởng Cục A05 Nguyễn Minh Chính đề xuất xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng. Ảnh TH

Cùng quan điểm, ông Trần Quang Hưng cho rằng, các tổ chức, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ người dân, khách hàng thông qua việc định danh người dùng, tăng cường quản lý, rà soát thông tin trên không gian mạng. Hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai nhiều giải pháp tổng thể, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an toàn giao dịch điện tử.

Nhận định vai trò quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tài chính áp dụng giải pháp xác thực sinh trắc học (qua dữ liệu căn cước công dân gắn chíp VNeID) để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch thanh toán trực tuyến; làm sạch dữ liệu khách hàng, tài khoản không chính chủ (thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư); triển khai hệ thống giám sát các tài khoản thanh toán ví điện tử nghi ngờ gian lận…

Còn theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Tô Dũng Thái, các nhà mạng phải định danh mỗi người dùng dịch vụ thông qua các thủ tục đăng ký; rà quét, loại bỏ sim rác, số điện thoại giả mạo; chặn lọc, hỗ trợ cơ quan quản lý điều tra, truy vết các địa chỉ mạng xấu, độc hại, vi phạm pháp luật.

“Ước tính, với các dịch vụ số phổ biến hiện nay (hành chính công, tài chính, mạng xã hội, email…), có khoảng 80 triệu người dùng, tương đương với khoảng 800 triệu tài khoản cần định danh trên không gian mạng. Việc định danh, xác thực người dùng với mỗi dịch vụ số giúp người dùng sử dụng internet có trách nhiệm hơn, giúp các doanh nghiệp, cơ quan chức năng quản lý thuận tiện hơn, bảo đảm an ninh trật tự trên không gian mạng”, ông Tô Dũng Thái nói.

Tại hội thảo, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế (Hiệp hội An ninh mạng quốc gia) Vũ Ngọc Sơn, đã thông tin về phần mềm phòng, chống lừa đảo cho người dân. Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh, được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Dự kiến, phần mềm này thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 6-2024 và chính thức ra mắt vào tháng 7-2024, với kỳ vọng trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.

Cũng theo Thượng tướng Lương Tam Quang, việc làm rõ tầm nhìn chiến lược, tổng thể, toàn diện về pháp lý, giải pháp, trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong phòng, chống tấn công mạng là cơ sở để cơ quan quản lý tham mưu, định hướng phối hợp hoạt động, bảo đảm cao nhất an ninh con người, cuộc sống bình yên, hạnh phúc, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Việt Nga - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lào Cai: Rừng tự nhiên bị phá tan hoang để thi công Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây

Quá trình thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Mây tại huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Công ty TNHH Vượng Đạt đã tự ý san gạt, đào bới, xây dựng làm thay đổi hiện trạng của rừng và đất không có rừng với tổng diện tích 5.410 m2 ra ngoài ranh giới, phạm vi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gây thiệt hại 760m2 rừng tự nhiên, chức năng rừng sản xuất.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/lua-dao-truc-tuyen-gay-thiet-hai-390-000-ty-dong-tuong-duong-3-6-gdp-666160.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com