Phú Thọ: Đá “tặc” lộng hành tại huyện Tân Sơn

07/05/2019 16:04

Kinhte&Xahoi Nhiều tháng nay, tình trạng khai thác đá trái phép diễn ra ngang nhiên tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn nhưng không bị lực lượng chức năng ngăn chặn, xử lý.

Thời gian vừa qua, toà soạn nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân khu Tân Hồi, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ về việc, có nhiều đối tượng ngang nhiên xẻ rừng, khoét núi để khai thác đá trái phép.

Việc khai thác đá làm ảnh ưởng rất lớn đến hệ sịnh thái rừng, nhiều dòng kênh bị vùi lấp gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân nơi đây.

Tình trạng khai thác đá trái phép diễn ra ngang nhiên tại xã Kim Thượng làm cho khu rừng bị cày xới, dòng sông bị san lấp.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, PV báo Pháp luật Việt Nam đã về địa phương này tìm hiểu sự việc, qua xác minh ban đầu, PV nhận thấy việc người dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay nhiều đối tượng khai thác đá trái phép tại khu Tân Hồi, xã Kim Thượng vẫn diễn ra ngang nhiên, không có bất cứ một biện pháp nào ngăn chặn của chính quyền huyện Tân Sơn và xã Kim Thượng.

Những tảng đá mà những đối tượng khai thác chủ yếu là đá để dùng trang trí, phong thủy nên giá trị rất lớn.

Các đối tượng ngang nhiên khai thác đá trái phép giữa thanh thiên bạch nhật nhưng không bị ngăn chặn.

Có mặt tại “điểm nóng” về khai thác đá trái phép vào chiều ngày 2/5, PV ghi nhận hiện các đối tượng đã tập kết một lượng đá rất lớn tại đây, cách bãi tập kết đá không xa, nhiều đối tượng đang dùng máy múc san gạt đất rừng để tiếp tục khai thác đá.

Khi thấy chúng tôi xuất hiện, nhóm người đang hỳ hục khai thác đá bỗng nhiên tắt máy, dừng mọi hoạt động khai thác để nghe ngóng.

Đá được dùng làm trang trí, phong thủy nên giá trị rất cao.

Theo một “thổ công” tại đây nói với PV: “Ông trùm khai thác đá trái phép tại đây tên G, ông này tổ chức lực lượng khai thác đá diễn ra từ nhiều tháng nay, nhiều khu vực đất rừng đang bị cày xới nghiêm trọng, nhiều sông suối bị đất đá vùi lấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giòng chảy của con sông”.

Các đối tượng tập kết đá sau khi đã khai thác.

“Đối với đá làm trang trí, hiện nay giá thị trường được bán với giá trị 5000 đồng/1kg, như vậy với số lượng đá mà các đối tượng khai thác xong đang tập kết trên bãi có giá trị gần 1 tỷ đồng”, anh “thổ công” này cho hay.

Cũng theo vị “thổ công” này cho biết: “Những đối tượng sau khi khai thác đá sẽ không tiêu thụ ngay mà báo cho chính quyền và công an đến lập biên bản, thu giữ tang vật nhằm mục đích khi cơ quan chức năng tổ chức bán đấu giá tài sản thì những đối tượng này sẽ đứng ra thu mua nhằm hợp thức tài sản bất hợp pháp”.

Khối lượng đá lên tới hàng trăm tấn giá trị lên tới gần 1 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của PV, tình trạng khai thác đá trái phép tại đây đã diễn ra từ năm 2018, chính quyền huyện Tân Sơn cũng vào cuộc xử lý.

Tuy nhiên sang năm 2019, các đối tượng “đá tặc” lại tái xuất và ngang nhiên khai thác trái phép tại khu Tân Hồi, xã Kim Thượng nhưng không bị lực lượng chức năng ngăn chặn, xử lý.

Phải chăng, UBND huyện Tân Sơn, Công an huyện Tân Sơn và UBND xã Kim Thượng đang làm ngơ cho các đối tượng “đá tặc” lộng hành tại đây.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

 Theo Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyện lạ giữa Thủ đô, người chết vẫn ký tên xác nhận nguồn gốc nhà đất

Câu chuyện đang xảy ra ngay giữa quận trung tâm Thủ đô, dù người chết đã có giấy chứng tử nhưng vẫn có tên trong biên bản xác định mốc giới của nhà đất hộ liền kề. Điều đáng nói, đây chính là cơ sở để cấp sổ đỏ cho phần đất đang xảy ra khiếu kiện trong suốt nhiều năm qua liên quan đến hệ thống thoát nước chung của khu dân cư, của các hộ dân liền kề.