Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Quảng Nam: Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế

04/01/2022 15:37

Kinhte&Xahoi Năm 2022, tỉnh Quảng Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song ngành công nghiệp và dịch vụ, lấy phát triển dịch vụ - du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; Phát triển toàn diện Khu kinh tế mở Chu Lai và mạng lưới giao thông kết nối liên vùng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng nam chủ trì buổi họp báo ngày 4/1/2022

Sáng ngày 4/1/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021; Nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2022. Buổi họp báo do Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân chủ trì.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội

 Tăng trưởng kinh tế của Quảng Nam trong năm 2021 có dấu hiệu hồi phục, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 60.460 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 5,04% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng trưởng -5,5%), xếp vị trí 31/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tốc độ tăng trưởng.

Quy mô nền kinh tế (theo giá hiện hành) hơn 102.654 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 18/63 tỉnh, thành phố về quy mô GRDP, xếp vị trí thứ 2 tại khu vực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế.

Tại buổi họp báo, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2022, Quảng Nam xây dựng và thực hiện tốt Chương trình phục hồi kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; Nâng cao nâng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông kết nối liên vùng và phát triển đô thị.

Theo đó, tỉnh sẽ đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ cùng với kêu gọi, thu hút các tổ chức các nhân tham gia theo hình thức xã hội hóa để đầu tư xây dựng các dự án có tính liên kết cao như: quốc lộ 14G, 14D, 14B… tạo kết nối liên vùng; Sử dụng ngân sách tỉnh làm cơ sở dẫn dắt kinh tế tư nhân bằng trục Đông Tây, Bắc Nam.

Cảng Chu Lai ngày càng được mở rộng để đạt mục tiêu trở thành Trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên (Ảnh: Trường Hải)

Cùng với đó, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường Đường Võ Chí Công nối từ Cửa Đại đến Sân bay Chu Lai, đảm bảo tính kết nối liên vùng ven biển từ Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, tuyến đường vành đai ven biển; Đề xuất với nhà tài trợ (WB) đầu tư nạo vét thoát lũ sông Trường Giang phục vụ mục tiêu phòng, chống thiên tai, cải tạo môi trường, từng bước hình thành tuyến đường du lịch ven sông kết hợp kêu gọi đầu tư xã hội hóa các cảng du lịch đế thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ ven sông vùng Đông Nam của tỉnh.

Triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng các tuyến đường kết nối đường cao tốc, Quốc lộ 1A với đường Võ Chí Công, các cầu qua sông Trường Giang như: Đường nối từ đường cứu hộ cứu nạn đến Quốc lộ 1A (tại ngã ba cây Cốc); Đường trục chính từ khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai; Đường trục chính Tam Hòa nối từ quốc lộ 1 đến đường Võ Chí Công. Khởi công mới một số dự án quan trọng có tính chất liên vùng, tạo động lực phát triển như: dự án mở rộng và hoàn thiện tuyến đường Đường Võ Chí Công; Đường nối Quốc lộ 14H đến Quốc lộ 14B; Nâng cấp mở rộng đường ĐT609, đoạn An Điềm - A Sờ.

Quảng Nam sẽ tập trung hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ bảo đảm liên thông kết nối liên vùng (Ảnh: CL)

 

Năm 2021 đại dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, du lịch của tỉnh Quảng Nam.

Theo số liệu báo cáo, tổng lượt khách lưu trú ước năm 2021 của Quảng Nam đạt hơn 476 nghìn lượt khách, giảm 52,8% so với năm 2020; Trong đó lượt khách quốc tế ước đạt hơn 13 nghìn lượt khách, giảm 96,6%; Lượt khách trong nước ước đạt hơn 463 nghìn lượt khách, giảm -24,5% so với năm 2020.

Theo đó, năm 2022, tỉnh Quảng Nam sẽ phục hồi và phát triển ngành du lịch, dịch vụ thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song ngành công nghiệp và dịch vụ, lấy phát triển dịch vụ - du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Một năm ngành du lịch Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh sẽ đầu tư, phát triển các khu du lịch tập trung ven biển theo hình thức khu du lịch, dịch vụ, vui chơi, nghỉ dưỡng cao cấp với các sản phẩm đặc thù để hình thành chuỗi du lịch, dịch vụ cao cấp ven biển từ Thăng Bình đến Núi Thành, dọc theo sông Trường Giang và tuyến đường Võ Chí Công; kết hợp phát triển du lịch cộng đồng phát huy làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái đồng quê.

Cùng với đó, tỉnh phát triển các khu nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, cảng biển du lịch, quảng trường biển, du lịch sinh thái đồng quê; Phát triển các đô thị ven biển vùng Đông Nam như: Khu đô thị Bình Minh, Khu đô thị Bình Hải - Bình Sa, Khu đô thị công nghệ tại TP Tam Kỳ (FPT đang đề xuất); Khu đô thị quy mô lớn vùng Đông và đô thị Tam Hòa, Tam Tiến; Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết hàng không, du lịch; Tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách kích cầu du lịch; Tập trung triển khai Phương án đón khách quốc tế đến Quảng Nam và kế hoạch đón khách du lịch nội địa; Sẵn sàng thực hiện Năm du lịch quốc gia năm 2022 sau khi Chính phủ cho phép.

Liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sản phẩm du lịch… ông Tân cho biết, Quảng Nam sẽ tập trung phát triển sản phẩm du lịch phía Tây và phía Nam của tỉnh; Đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng gắn với phát triển làng nghề và khu vực nông thôn.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021của tỉnh Quảng Nam so với 17 chỉ tiêu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra năm 2021, dự kiến đến cuối năm có 10 chỉ tiêu đạt và xấp xỉ đạt, 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu chưa đạt gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

N. Dương  - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Lộ trình lập quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ giai đoạn 2022-2025

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 329/KH-UBND nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Mục tiêu của kế hoạch nhằm phát huy tối đa giá trị quỹ đất, khai thác hiệu quả kinh tế, bảo đảm tính khả thi dự án, tạm cư, tái định cư phù hợp nhất; ưu tiên hoàn thành trước đối với những chung cư cũ nguy hiểm, hư hỏng nặng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-day-manh-chuyen-doi-mo-hinh-tang-truong-co-cau-lai-nen-kinh-te-187231.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com