Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Quốc hội giám sát tối cao việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19

06/06/2022 17:54

Kinhte&Xahoi Hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề được cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi và được đa số các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn (61.94%) giám sát tối cao.

Chiều 6/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023

Cụ thể, chiều 23/5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội cùng với dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Kết quả, có 61,94% đại biểu đồng ý lựa chọn giám sát tối cao với chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

59,46% đại biểu lựa chọn giám sát tối cao với Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

52.95% đại biểu chọn giám sát tối cao với Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

33,78% đại biểu đồng ý giám sát tối cao Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Căn cứ kết quả trên, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề 1 và 2; Chuyên đề 3 và 4 sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đối với chuyên đề 1 về các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và y tế cơ sở, y tế dự phòng, có ý kiến đề nghị giới hạn phạm vi giám sát của chuyên đề này, tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với nhân lực làm công tác y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, có ý kiến cho rằng, vấn đề này đã được các cơ quan kiểm toán, thanh tra tiến hành kiểm toán, thanh tra tại các địa phương trong năm 2021. Ý kiến khác đề nghị tách nội dung này thành một chuyên đề giám sát riêng và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề được cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi và được đa số các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn (61.94%). Kết quả kiểm toán, thanh tra về nội dung này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng để Quốc hội có cơ sở tiến hành giám sát tối cao một cách toàn diện hơn.

"Hơn nữa, thực tế công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, do đó, việc giám sát kết hợp như chuyên đề sẽ có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn, góp phần định hướng giải pháp xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng", Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin.

Kết quả biểu quyết

Đối với chuyên đề 2 về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc lựa chọn chuyên đề này để tiến hành giám sát vì thời gian triển khai chưa nhiều, không có nhiều nội dung để xem xét, đánh giá.

Các chương trình mục tiêu quốc gia này đều được ban hành từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, tác động rộng lớn đến đối tượng thụ hưởng, phần lớn ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện thời gian qua còn chậm so với kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cũng như triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo.

Do đó, việc lựa chọn chuyên đề này để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao là rất cần thiết, nhằm mục đích nhận diện đầy đủ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để tháo gỡ kịp thời, giúp cho việc thúc đẩy triển khai chương trình đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra; Đồng thời, cũng phù hợp với quyết định của đa số đại biểu Quốc hội (59.46%).

Đối với chuyên đề 3 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, một số ý kiến đề nghị lựa chọn chuyên đề này để Quốc hội giám sát tối cao. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc lựa chọn chuyên đề này để tiến hành giám sát trong năm 2023 là phù hợp, được các đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Căn cứ kết quả lựa chọn của các vị đại biểu Quốc hội, chuyên đề này sẽ được giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát và báo cáo kết quả giám sát với Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Đối với chuyên đề 4 về phát triển năng lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc lựa chọn chuyên đề này có ý nghĩa quan trọng khi đất nước ta đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu đủ năng lượng để phát triển kinh tế-xã hội, sinh hoạt của người dân.

Tiếp đó, Quốc hội đã biểu quyết tại hội trường về nội dung này. Có 449 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm 89,98%), trong đó 440 đại biểu tán thành (chiếm 88,18%).

 Hạnh Nguyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội sửa đổi một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 31-3-2017. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9-6-2022.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/quoc-hoi-giam-sat-toi-cao-viec-su-dung-nguon-luc-phong-chong-dich-covid-19-198195.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com