Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Tập đoàn Sunhouse có lừa dối người tiêu dùng?

26/06/2019 11:07

Kinhte&Xahoi Nhiều sản phẩm bày bán tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP Hà Nội của Tập đoàn Sunhouse ghi là hàng Việt Nam, chất lượng cao nhưng xuất xứ lại ghi là Trung Quốc...

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin hình ảnh về sản phẩm nồi cơm điện SHD8602 của Công ty CP Tập đoàn Sunhouse có tem hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng ở dưới kệ bán hàng lại ghi xuất xứ Trung Quốc.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ người tiêu dùng, Công ty CP Tập đoàn Sunhouse đã có “động thái” lên tiếng về vụ việc này. Theo như giải thích từ phía tập đoàn này cho biết, hình ảnh sản phẩm được đặt tại bảng giá của siêu thị Co.op Mart ghi xuất xứ Trung Quốc dẫn đến hiểu lầm sản phẩm SHD8602 nhập khẩu Trung quốc. Trong khi đó sản phẩm này được sản xuất tại nhà máy Sunhouse Việt Nam.

Các sản phẩm mang thương hiệu Sunhouse nhưng lại ghi xuất xứ là Trung Quốc.
(Ảnh chụp này 25/6 tại siêu thị BigC Thăng Long - Hà Nội).

Ngoài ra, hình ảnh sản phẩm được đặt tại mã tem phụ của sản phẩm khác dẫn đến người tiêu dùng hiểu lầm về xuất xứ của sản phẩm nồi cơm điện SHD8602 là Trung Quốc. Nồi cơm điện SHD8602 là một sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền của Công ty TNHH Sản xuất Đồ gia dụng Sunhouse - sở hữu 100% vốn bởi Tập đoàn Sunhouse. Sản phẩm này cũng được Quatest 1 - Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 1 trực thuộc Bộ khoa học công nghệ đánh giá chứng nhận theo Phương thức 5, quy định tại Phụ lục 2 thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Nồi cơm điện SHD8602 của Công ty CP Tập đoàn Sunhouse ghi hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng xuất xứ từ Trung Quốc mà chúng tôi chụp ảnh tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội) sáng ngày 25/6 là minh chứng rõ ràng cho việc đơn vị này đang lừa dối người tiêu dùng.

''Về việc siêu thị ghi nhầm xuất xứ trên bảng giá, Sunhouse đã có công văn chính thức gửi sang đối tác kinh doanh yêu cầu đính chính thông tin về xuất xứ sản phẩm'', đại diện Tập đoàn Sunhouse cho biết thêm.

Liên quan đến vụ việc, theo quan sát của chúng tôi tại website của Tập đoàn Sunhouse có địa chỉ miền là http://sunhouse.com.vn có rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu Sunhouse nhưng lại được ghi xuất xứ từ Trung Quốc như: Quạt tích điện Sunhouse SHD7112; Nồi cơm điện 1.8l SUNHOUSE SHD8655G; Nồi cơm điện 1.8l Sunhouse SHD8665B; Nồi cơm điện 1.8l Sunhouse SHD8665G...

Theo khảo sát của PV tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP Hà Nội, cụ thể tại siêu thị BigC Thăng Long, các sản phẩm bày bán tại đây của Tập đoàn Sunhouse đều ghi hàng việt nam chất lượng cao. Tuy nhiên, quan sát kỹ thấy các thông tin sản phẩm xuất xứ lại ghi là Trung Quốc.

Khi chúng tôi thắc mắc về việc tất cả sản phẩm bày bán tại đây là của Tập đoàn Sunhouse ghi là hàng Việt Nam, chất lượng cao nhưng lại ghi xuất xứ từ Trung Quốc? Một nam nhân viên nhanh nhảu cho biết: “Vâng anh, sản phẩm bày bán ghi chỉ ghi thế thôi chứ thực chất là hàng nhập từ Trung Quốc về...”.

Nhiều bếp từ cũng xuất xứ từ Trung Quốc (Ảnh chụp ngày 25/6/2019 tại siêu thị BigC Hà Đông).

Trong một diễn biến liên quan đến vụ việc, trước thông tin phản ánh từ báo chí về việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam gây xôn xao dư luận.

Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo giao Bộ Tài chính – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Bình siêu tốc SHD 1057, xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội). Ảnh chụp ngày 25/6/2019.

Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2019.

Lại nhớ vào cuối năm 2017, một khách hàng khi vào cửa hàng Khaisilk có địa chỉ tại 113 Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội) để mua khăn lụa thì tá hỏa phát hiện một sản phẩm vừa ghi "Khaisilk Made in Vietnam", lại vừa ghi "Made in China".

Máy say sinh tố KHALUCK. HOME (Ảnh chụp ngày 25/6/2019)

Ngay sau khi báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng ban ngành liên quan đã nhanh chóng vào cuộc. Cụ thể, Cục Quản lý thị trường đã phát hiện trong cửa hàng của hệ thống Khaisilk có hiện tượng giả mạo xuất xứ. Theo đó, hàng khăn lụa Trung Quốc thay thành mác Khaisilk tức là “Made in Việt Nam”.

Máy ép hoa quả KORIHOME JEX (Ảnh chụp ngày 25/6/2019 tại siêu thị BigC Thăng Long).

Cơ quan chức năng ngay sau đó đã lập biên bản và thành lập tổ kiểm soát, kiểm tra liên ngành gồm nhiều bộ, ngành cơ quan, mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc có hệ thống của Khaisilk. Ngày 30/10/2017, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã chuyển những hồ sơ này sang Công an thành phố Hà Nội.

Liên quan đến vụ việc, ông Hoàng Khải – Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã thừa nhận có lụa gắn mác 'Made in China' trong hệ thống buôn bán của mình. Tuy nhiên, gần 2 năm trôi qua, vụ việc nghiêm trọng này đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, và có dấu hiệu “chìm xuồng”?

Trong khi những bê bối từ vụ khăn lụa Khaisilk vẫn đang được các cơ quan chức năng “tích cực” điều tra nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng thì mới đây sản phẩm của Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

Máy ép hoa quả KORIHOME JEX (Ảnh chụp ngày 25/6/2019 tại siêu thị BigC Thăng Long).

Và giờ lại xuất hiện nhiều sản phẩm của một thương hiệu lớn mang tên Tập đoàn Sunhouse đang bày bán hàng tràn lan hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng lại ghi hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam có đang bị các “ông lớn” này lừa dối, đánh tráo khái niệm sản phẩm suốt nhiều năm qua?

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cocobay Đà Nẵng: Tập đoàn Empire có tái diễn việc chiếm dụng vốn của khách hàng?

Trước những thông tin phản ánh của khách hàng về việc chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng, Tập đoàn Empire, đang chiếm dụng vốn trái phép, “dụ dỗ” khách hàng đặt cọc mua nhà trên giấy. Hòa Nhập đã gửi công văn phản ánh tới chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Tuy nhiên, trong lúc chờ ý kiến của lãnh đạo thành phố thì chủ đầu tư và các công ty liên kết ngang nhiên rao bán biệt thự , shophouse, căn hộ trái pháp luật.

Ủng hộ đề xuất cấm phân lô, bán nền

Một lần nữa xoá bỏ hình thức phân lô, bán nền trong các dự án phát triển nhà ở lại được các chuyên gia đề xuất nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ cũng như thực trạng hoang hóa các khu đô thị hiện nay.

Nguồn: ANTT/Hoà Nhập

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com