Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Tiếp bài Công ty Trường Xuân gây ô nhiễm: Doanh nghiệp “cố tình” hay chính quyền “thờ ơ”?

24/08/2018 16:32

Kinhte&Xahoi Như Tạp chí Điện tử Hòa Nhập đã phản ánh, gần 10 năm trở lại đây, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Giấy Trường Xuân tại phường Bãi Bông, Thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên liên tục gây ô nhiễm, trẻ em phải học tại sát cơ sở gây ô nhiễm nặng, gây bất bình và bức xúc kéo dài trong nhân dân địa phương…

Trước sự quan tâm của nhân dân và dư luận về vụ việc, nhóm PV đã có buổi làm việc với UBND thị xã Phổ Yên (ngày 21/8), để làm rõ trách nhiệm của Chính quyền địa phương xung quanh hoạt động sản xuất của cơ sở này.

Chôn lấp hàng trăm m3 bùn thải nhưng không ai biết...

Trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin phản ánh từ phía người dân, về hoạt động gây ô nhiễm do nhà máy sản xuất giấy của Công ty Trường Xuân gây ra, PV đã ghi nhận được nhiều dấu hiệu bất thường. Cụ thể, ngày 10/8 vừa qua, nhiều người dân địa phương hoảng hốt khi thấy lượng nước thải ra của nhà máy có màu xanh lơ đặc sánh bốc mùi khó chịu. Nhận thấy dấu hiệu bất thường này người dân đã ghi nhận lại và báo với chính quyền địa phương và cơ quan báo chí. 

Làn nước xanh xả trực tiếp ra môi trường từ nhà máy giấy của công ty Trường Xuân 

Bên cạnh đó, lẫn trong bùn đất và bám dày đặc hai vạt cỏ ven con đường vào khu vực lò đốt của nhà máy có rất nhiều mảnh vải vụn. Bên trong, vải vụn tạp nham được tập kết trong hàng chục bao tải lớn vứt bừa bãi cạnh lò đốt, cảnh tượng trông giống như một nhà máy xử lý rác thải, chứ không phải là nhà máy sản xuất giấy.

Điều đáng nói hơn cả là một số lượng lớn bùn thải công nghiệp, ước tính hàng trăm mét khối được cơ sở này ngang nhiên chôn lấp trong khuân viên của nhà máy. Theo ghi nhận của PV, số bùn này có màu nâu đậm, trên bề mặt đã khô cong nứt nẻ và bong tróc từng mảng. Điều này cho thấy số bùn thải này đã được chôn lấp ở đây trong suốt một thời gian dài. Nếu như không có phương án xử lý tốt thì số bùn thải này có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nguồn nước nghiêm trọng. 

Những túi vải dùng để đốt lò hay được che đậy thành nơi xử lý rác thải? 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Chủ tịch UBND Thị xã Phổ Yên cho biết: "Nhà máy của Công ty giấy Trường Xuân đã tiến hành sản xuất tại địa phương từ năm 2000. Trong thời gian đầu công tác bảo vệ môi trường rất tốt, tuy nhiên trong những năm gần đây UBND Thị xã thường xuyên nhận được ý kiến phản ánh của cử tri liên quan tới cơ sở này. Nội dung phản ánh gồm hai vấn đề đó là, khói bụi khi đốt lò và việc xả nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường."

Cũng theo thông tin từ ông Thịnh cung cấp, sau mỗi lần nhận được phản ánh của cử tri, UBND Thị xã Phổ Yên đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường để tiến hành kiểm tra nhà máy của công ty Trường Xuân trên địa bàn phường Bãi Bông. Lần gần đây nhất,  vào tháng 11/2017 Thanh tra của Tổng cục Môi trường đã có quyết định xử phạt nhà máy sản xuất giấy của Công ty Trường Xuân số tiền hơn 260 triệu đồng, về hành vi xả thải nước chưa xử lý ra ngoài môi trường.

Liên quan tới vụ việc vào ngày 10/8, tại đầu cống xả thải của nhà máy xuất hiện một lượng lớn nước thải có màu xanh lơ đặc sánh bốc mùi khó chịu ông Nguyễn Công Thịnh thông tin: "Sự cố này xảy ra vào ngày 10/8 tuy nhiên tới 14/8 UBND Thị xã mới nhận được báo cáo từ phía doanh nghiệp". "Riêng về vấn đề này chúng tôi đã hoàn thiện báo cáo để gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở sẽ trực tiếp điều tra". - Ông Thịnh cho biết thêm.

Nghi vấn chôn lấp bùn thải độc hại xuống đất.

Trả lời câu hỏi của PV liên quan tới việc nhà máy sản xuất giấy đã dùng vải vụn để đốt lò hơi gây nên tình trạng khói bụi và đặc biệt, PV phát hiện một khối lượng lớn bùn thải được chôn lấp ngay trong khuân viên nhà máy. Vậy những hoạt động này của phía Công ty Trường Xuân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hay chưa, ông Thịnh khẳng định rằng: "Công ty Trường Xuân không hề được cấp phép. Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra và xác minh hai nội dung này." Lý giải nguyên nhân tại sao những hành vi vi phạm này, đã tồn tại trong suốt một thời gian dài, thế nhưng UBND Thị xã không hề hay biết ông Thịnh cho rằng: "Do nhiều lần kiểm tra chúng tôi không phát hiện ra vụ việc". Và trách nhiệm xử lý công ty Trường Xuân lại được UBND thị xã Phổ Yên “đá quảng bóng” lên UBND tỉnh Thái Nguyên.

Điều đáng nói ở đây là, việc công ty Trường Xuân dùng vải vụn để đốt lò, cũng như chôn lấp bùn thải trái phép được tiến hành từ lâu và ở ngay trong khuân viên nhà máy. Vậy mà, sau nhiều lần kiểm tra UBND Thị xã lại không hề hay biết, chỉ tới khi báo chí lên tiếng thì mới có sự vào cuộc xác minh từ phía các cơ quan chức năng.  Dư luận lại càng băn khoăn, không hiểu lý do gì mà gần 10 năm nay, UBND thị xã Phổ Yên không giải quyết dứt điểm công ty Trường Xuân xả thải, gây ô nhiễm môi trường? Liệu rằng những làn “nước xanh” kia được xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ “đi đâu” hay  đi vào nguồn nước, đi vào đất canh tác của người dân, và rồi sẽ đi vào cơ thể của người dân. Nếu kéo dài như vậy thì không biết hậu quả sẽ như thế nào đối với sức khỏe người dân nơi đây?

Liệu có sự bao che cho doanh nghiệp vi phạm?

Trong khi PV hết sức bất ngờ về việc vị Phó chủ tịch UBND Thị xã Phổ Yên khẳng định không biết tới sự tồn tại của hàng trăm mét khối bùn thải, được chôn lấp trong khuân viên nhà máy sản xuất giấy, cũng như việc cơ sở này tiến hành đốt lò bằng vải vụn.

Ở một diễn biến khác ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch UBND phường Bãi Bông nhấn mạnh: "Số vải vụn mà người dân phản ánh chỉ là số ít và lẫn trong xe chở vỏ cây, riêng về việc này phường đã có kiểm tra và tiến hành lập biên bản".

Làn nước xanh đi về đâu, hay sẽ tồn tại trong lòng đất và hòa vào nguồn nước của người dân địa phương?

Khi PV đề nghị được UBND Thị xã Phổ Yên cung cấp các tài liệu liên quan đến hoạt động của nhà máy sản xuất giấy của Công ty Trường Xuân để cung cấp thông tin tới độc giả, ông Nguyễn Công Thịnh, Phó chủ tịch thị xã Phổ Yên khẳng định: "Toàn bộ giấy tờ liên quan tới sự hoạt động của doanh nghiệp này như: Giấy phép hoạt động, Bản phương án bảo vệ môi trường,  Biên bản các lần kiểm tra... Thị xã đều không giữ". "PV muốn có tư liệu phải liên lạc với phía Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phía Cảnh sát môi trường".- Ông Thịnh cho biết.

Lý giải về việc này,  ông Phạm Tuấn Lợi - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên khẳng định: "Sở quản lý toàn bộ hồ sơ liên quan tới công ty Trường Xuân bên Thị xã không quản lý những giấy tờ này".

Trước thắc mắc của PV về việc tại sao một doanh nghiệp lớn hoạt động tại địa phương thế nhưng lại không có những giấy tờ, tài liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, ông Lợi phản hồi: "Thực ra tôi cũng không nắm được, vì tôi không phụ trách mảng này". "Còn riêng về kết quả quan trắc môi trường thường thì Sở sẽ gửi cho Công ty chứ không gửi lại cho Phòng tài nguyên!" - Ông Lợi cho biết thêm.

Không biết ông Phạm Tuấn Lợi có nắm được quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường hay không? Hay ông lại đá “quả bóng sai phạm” lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên?

Còn ông Phó chủ tịch UBND Thị xã Phổ Yên - Nguyễn Công Thịnh nhấn mạnh rằng: "Tuyệt đối không hề có sự bao che cho những vi phạm của Công ty Trường Xuân. Phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là quan điểm nhất quán còn nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm sẽ xem xét cho dừng hoạt động". Lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột của ông Nguyễn Công Thịnh liệu có trái ngược với thực tế đang diễn ra tại nhà máy công ty Trường Xuân? Dư luận đang băn khoăn liệu rằng lãnh đạo UBND thi xã Phổ Yên, và UBND phường Bãi Bông chỉ nói để “che mắt” dư luận?

Có lẽ điều dư luận mong muốn nhất lúc này là sự vào cuộc tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do công ty Trường Xuân gây ra trên địa bàn xã Bãi Bông, Phổ Yên, Thái Nguyên. Đồng thời làm rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị khi để tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài gần 10 năm khiến người dân bức xúc, ảnh hưởng đến trật tự an toàn, an sinh xã hội ở địa phương.

Theo hoanhap.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vì sao dự án Làng Việt kiều quốc tế Hải Phòng gần 10 năm vẫn chỉ có tường bao?

Dự án Làng Việt kiều ở quận Lê Chân, TP.Hải Phòng được triển khai thực hiện từ năm 2009. Đến nay đã gần 10 năm, hiện tại, nó chỉ có tường bao. Kiểm toán Nhà nước thì yêu cầu UBND quận Lê Chân xem xét việc đền bù hơn 19 tỷ đồng sai quy định cho hạng mục cây cảnh. Thực chất vấn đề này như thế nào? Vì sao dự án Làng Việt kiều quốc tế Hải Phòng gần 10 năm vẫn chỉ có tường bao?

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com