Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Tinh thần xây dựng Hiến pháp và pháp luật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

25/08/2021 08:00

Kinhte&Xahoi Thượng tôn pháp luật trên nền tảng “lấy dân làm gốc” là tư tưởng quý giá được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết và truyền lại cho người học trò xuất sắc – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ đây, tinh thần ấy được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta kế thừa và vận dụng sáng tạo trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp (hàng đầu từ trái sang phải) và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần ra mắt Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9/1945.

Thấm đượm tinh thần dân chủ, lấy dân làm gốc

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phụ trách việc thành lập Ban soạn thảo Hiến pháp.

Chỉ trong một thời gian ngắn, với sự giúp đỡ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong đó có đồng chí Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh, đồng chí Võ Nguyên Giáp và Ban Soạn thảo đã hoàn thành Dự thảo và trình Quốc hội khóa I thông qua. Trong đó, Điều 1 của Hiến pháp năm 1946 xác định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, thể hiện rõ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp quyền, thấm đượm tinh thần dân chủ, “lấy dân làm gốc”.

Năm 1945, Chính phủ Lâm thời mới thành lập chưa có Hiến pháp, nên chưa thể có ngay hệ thống các bộ luật áp dụng cho cả nước. Nhưng không thể để đất nước một ngày không có pháp luật, do vậy việc quản lý đất nước bằng sắc lệnh là vô cùng quan trọng. Trong khoảng thời gian từ ngày 28/8/1945 - 2/3/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp khi đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quyền ký nhiều Sắc lệnh ban bố những vấn đề nội vụ, an ninh của đất nước.

Ngay khi mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất những công việc mà Chính phủ phải thực hiện ngay: “1. Làm cho dân có ăn; 2. Làm cho dân có mặc; 3. Làm cho dân có chỗ ở...”; bởi lẽ, “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Theo Người: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”; “Việc gì có lợi cho dân, chúng ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân chúng ta phải hết sức tránh”.

Tiếp thu trọn vẹn tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên tinh thần đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký ban hành Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 07 ngày 5/9/1945, giải quyết nhanh vấn đề “giặc đói” cho người dân, thực hiện mục tiêu “làm cho dân có ăn”. Sắc lệnh cho phép: “Sự buôn bán và chuyên chở thóc gạo trong toàn hạt Bắc Bộ Việt Nam được hoàn toàn tự do”, và ngăn cấm “tích trữ thóc gạo, mưu sự đầu cơ”, “xét ra có phương hại đến nền kinh tế, sẽ bị nghiêm phạt theo quân luật và gia sản sẽ bị tịch thu”.

Để chống “giặc dốt”, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành Sắc lệnh số 17 ngày 8/9/1945: “Đặt ra một Bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam”. Từ đó, phong trào “Bình dân học vụ” diễn ra rộng khắp từ thành thị đến nông thôn; những lớp học chữ mọc lên khắp mọi nơi. Đồng chí Võ Nguyên Giáp cũng ký ban hành Sắc lệnh số 19 và số 20 ngày 8/9/1945 với nội dung “Trong hạn sáu tháng, làng nào và đô thị nào cũng đã phải là một lớp học dạy được ít nhất là ba mươi người” và thiết lập những lớp học bình dân buổi tối cho nông dân và thợ thuyền, dạy chữ quốc ngữ không mất tiền. Còn để chống “giặc ngoại xâm”, Sắc lệnh 06 ngày 5/9/1945 do đồng chí Võ Nguyên Giáp ký chỉ rõ: “Cấm nhân dân Việt Nam không được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai cho quân đội Pháp. Ai trái lệnh đó sẽ đem ra Toà án quân sự nghiêm trị”.

Về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong ngành Tư pháp, đồng chí Võ Nguyên Giáp cũng hết sức chú trọng. Thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp lúc này đã ký Sắc lệnh số 32 ngày 13/9/1945, bãi bỏ ngạch quan Tư pháp (cơ chế quan lại của chính sách Pháp thuộc). Trong bài trả lời phỏng vấn “Ông Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về: Bộ máy hành chính của chính phủ”, đăng trên báo Cứu Quốc, ngày 19/10/1945, cố Đại tướng đánh giá: “Các Ủy ban đã làm được nhiều việc: bãi bỏ chế độ quan lại lý dịch cũ, đem cách tổ chức hành chính mới thay vào,…” tuy nhiên “sự phân công chưa được rành mạch, nhiều khi một người làm đủ các việc, ban quân sự lại làm cả việc tư pháp”. Tư duy chuyên môn hóa cán bộ ngay từ những ngày đầu độc lập chắc hẳn Đại tướng đã kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Sinh thời, Người từng khẳng định: ““Cách mạng cũng như một bộ máy, phải có phân công, người làm việc này, người làm việc khác, nhưng việc nào cũng cần thiết, cũng quan trọng”.

Điều này thể hiện đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tiếp thu trọn vẹn tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ thực tiễn, ông khéo léo xây dựng các chính sách phù hợp, kịp thời với từng thời điểm, từng địa phương, và từng đối tượng xã hội khác nhau. Nhưng trên hết, ông vẫn thực thi một “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh”, với mục tiêu lấy dân làm gốc, tất cả vì quyền lợi, lợi ích của nhân dân.

“Thượng tôn pháp luật, lấy dân làm gốc” trong phòng chống dịch

Tư tưởng pháp quyền vì Nhân dân, “lấy Nhân dân làm gốc”, khởi nguồn từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền cho người học trò xuất sắc của Người là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho đến ngày nay, tinh thần ấy vẫn giữ nguyên chân giá trị và được Đảng, Nhà nước, nhân dân ta kế thừa và phát huy một cách đầy sáng tạo.

Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19, nước ta đã khẳng định được với thế giới về tính ưu việt của một Nhà nước Pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, với sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng và Nhà nước. Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước, ngày 30/3/2020 Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Hướng dẫn số 45/TANDTC-PC về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trên cơ sở đó, một số địa phương đã tham mưu ban hành các quy định về chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về phòng, chống COVID-19.

Để đối phó với dịch bệnh, Việt Nam đã có khung pháp lý và thể chế đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Về pháp lý, có thể khẳng định, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đều dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn và pháp luật (Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành...). Trên cơ sở đó, Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản cấp thiết đối với tình hình, trong đó có Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch bệnh trên cả nước, đồng thời bắt buộc thực hiện các quy định trong các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng. Các văn bản này được xác định là văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi người phải tuân theo, áp dụng trên phạm vi cả nước, người nào vi phạm các quy định thì phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cấp địa phương theo thẩm quyền của mình cũng đưa ra những quyết định để người dân nghiêm chỉnh thực hiện.

Có thể nói rằng, những khuôn khổ được đưa ra cùng với những hình thức xử lý vi phạm phù hợp với pháp luật và hoàn cảnh chống dịch đã ngăn chặn kịp thời những hành vi sai lệch, tạo nên thói quen tích cực cho nhân dân để đối phó với tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Đồng thời, với nhiệm vụ thực hiện mục tiêu kép vì sức khỏe, và đời sống kinh tế của người dân, Chính phủ đã xây dựng và hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; người lao động, doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ giải quyết việc làm, cắt giảm chi phí, lệ phí… Nhiều biện pháp hỗ trợ về an sinh xã hội được ban hành và nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhằm giải quyết nguy cơ “giặc đói” lăm le xâm hại người dân. Dễ dàng nhận thấy, những quy định, chính sách pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đều được Đảng, Nhà nước ta hoạch định, xây dựng từ mong muốn, nguyện vọng và lợi ích cơ bản của nhân dân.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong việc phòng chống, ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, Bộ, ngành Tư pháp đã vào cuộc rất khẩn trương, triển khai bài bản, quy mô có nhiều hoạt động, hình thức sáng tạo, bước đầu phát huy hiệu quả, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều địa phương, ngày 19/8/2021, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 2830/BTP-PBGDPL đề nghị tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị tham mưu công tác PBGDPL của các đoàn thể trung ương và Sở Tư pháp các địa phương tiếp tục quan tâm tăng cường công tác PBGDPL về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trong đó, cần tăng cường phổ biến các nội dung chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Những quyết sách và thành tựu đã thể hiện quan điểm nhất quán, đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, từ đó khẳng định tinh thần Thượng tôn pháp luật trên nền tảng “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tinh thần ấy có giá trị to lớn, trường tồn, vượt qua những thách thức của thời đại.

Trần Đức Anh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plushttps://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/tinh-than-xay-dung-hien-phap-va-phap-luat-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-d164420.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com