Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

TP HCM: Ai "che mắt" chính quyền quận 9 để một loạt công trình "khủng" không phép mọc lên?

20/03/2019 14:20

Kinhte&Xahoi Một loạt các công trình "khủng" không phép, sai phép mọc trên đất nông nghiệp nhưng đến nay việc xử lý vẫn còn ì ạch khiến dư luận rất bức xúc.

"Con voi" không phép chui lọt lỗ kim

Theo phản ánh nhiều hộ dân tại khu phố Long Bửu, phường Long Bình, quận 9, TP HCM và những tài liệu mà phóng viên Pháp luật Plus thu thập được thì vào năm 2011, bà Nguyễn Thị Nga đã mua lại 19.824,5m² đất của các hộ dân tại phường Long Bình để sản xuất kinh doanh. Bà Nga đã được UBND quận 9 cấp 6 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) thuộc phần diện tích trên.

Sau khi nhận chuyển nhượng, UBND quận 9 đã cấp GPXD có thời hạn số 3798/GPXD- CTH cho bà Nga được phép xây dựng nhà thể thao, kho chứa dụng cụ, diện tích là 4.125m2. 

Tuy nhiên, thay vì xây dựng theo đúng giấy phép thì bà Nga lại cho các doanh nghiệp khác thuê lại mặt bằng rồi xây dựng hàng loạt các công trình nhà xưởng, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không có giấy phép.

Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Nga các công trình này mọc lên là do các doanh nghiệp thuê đất tự ý xây dựng chứ bà Nga không xây?!

Nhà xưởng cùng loạt công trình phụ trợ mọc lên trên đất nông nghiệp (Ảnh: Anh Tuấn)

Theo báo cáo của UBND phường Long Bình, diện tích khu đất 28.562,9m2 có 21 công trình xây dựng với tổng diện tích xây dựng là 12.046,6m2. Trong đó, có 5 công trình xây dựng liền khối, đồng nhất có một phần diện tích nằm trong phạm vi GPXD có thời hạn với tổng diện tích xây dựng là 10.094,8m2, diện tích nằm trong phạm vi được cấp phép là 3.141m2, diện tích nằm ngoại phạm vi được cấp phép là 6.953,8m2

Tiếp đến là 7 công trình cải tạo, sửa chữa trên cơ sở hiện trạng cũ không có GPXD với tổng diện tích xây dựng là 1.582,4m2 và 9 công trình xây dựng mới không có GPXD, không có hiện trạng cũ là 369,4m2.

Ngoài các công trình trên, phần diện tích đất còn lại sử dụng làm bãi chứa vật liệu xây dựng của Bến thủy nội địa Nguyễn Thị Nga, đường nhựa, đường đất, nhà xe, trạm biến áp…đặc biệt là tự ý làm đường khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Đáng chú ý, trong quá trình hoạt động đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường do lượng xe di chuyển ra vào thường xuyên, cộng với tiếng ồn từ các xưởng sản xuất, gia công đã biến nơi đây trở thành một khu vực sản xuất thu nhỏ.

Được biết, phần lớn diện tích đất bà Nguyễn Thị Nga nhận chuyển nhượng là đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp… nhưng khi khu đất chưa thực hiện chuyển đổi mục đích thì nơi đây biến thành nhà xưởng, đường đi, nhà xe….

Người dân sinh sống tại khu vực và dư luận đặt câu hỏi rằng tại sao một loạt các công trình, nhà xưởng không phép, sai phép… lại dễ dàng mọc lên như vậy và tồn tại trong suốt một thời gian mà không hề bị phát hiện, xử lý…

Tự ý sử dụng gần 10.000m2 đất

Theo Bản đồ hiện trạng vị trí do Trung tâm Đo đạc bản đồ Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM lập ngày 22/6/2017 thì tổng diện tích đất sử dụng khu vực này là 28.562,9m2 trong đó diện tích được cấp GCN QSDĐ là 19.713,7m2 nằm trong khu đất 19.824,5m2 bà Nga đã nhận chuyển nhượng và 22,8m2 nằm trong 213,3m2 đất ở thuộc một phần thửa 375, tờ bản đồ 16, Tài liệu 02/CT- UB (thuộc thửa 63, tờ bản đồ 94, TL 2003).

 Diện tích lấn sông Đồng Nai, lấn rạch được bà Nguyễn Thị Nga sử dụng vào hoạt động của bến thủy nội địa Nguyễn Thị Nga (Ảnh: Anh Tuấn)

Diện tích lấn sông Đồng Nai, lấn rạch được bà Nguyễn Thị Nga sử dụng vào hoạt động của bến thủy nội địa Nguyễn Thị Nga (Ảnh: Anh Tuấn)
Tại các khu vực này, bà Nga dùng đoạn giải phân cách bê tông của đường giao thông làm bờ kè, sử dụng các phần đất này vào hoạt động của Bến thủy nội địa Nguyễn Thị Nga, chứa vật liệu xây dựng, trồng cây, làm nhà ăn, nhà vệ sinh và kho hóa chất (một phần công trình nằm trên phần diện tích lấn rạch). Ngoài ra còn sử dụng 3.698,5m2 đất không có Giấy chứng nhận (GCN).

Hành vi lấn sông, lấn rạch nói trên là vi phạm Quyết định 22/2017/QĐ- UBND ngày 18/04/2017 của UBND TPHCM về việc quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn TPHCM. Diện tích lấn sông Đồng Nai mà cơ quan chức năng xác nhận là 2.844,4m2 và diện tích lấn rạch là 2.283,5m2.

Suốt một thời gian dài mà chính quyền mới cưỡng chế 1 công trình vi phạm tại đây? (Ảnh: Anh Tuấn)

Đến thời điểm hiện tại theo ghi nhận của phóng viên thì nhà xưởng, các công trình ở đây vẫn đang tồn tại, hoạt động như không có gì xảy ra.

Theo thông tin từ UBND phường Long Bình thì chính quyền địa phương đã ra quyết định xử phạt, cưỡng chế 1 công trình và các công trình còn lại vẫn đang tiếp tục xử lý?!

Câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp thuê đất của bà Nguyễn Thị Nga 'dựa vào đâu" để xây dựng nhà xưởng không phép, sai phép… tại khu vực đất nông nghiệp… Phải chăng có “ai” đó giúp sức cho các hành vi vi phạm nói trên.

Một loạt các công trình mọc lên trên diện tích "khủng" trong thời gian dài nhưng đến nay UBND quận 9 và chính quyền địa phương vẫn để nhiều công trình không phép tồn tại, các nhà xưởng vẫn hoạt động ngày đêm ảnh hướng đến đời sống người dân?

Được ưu ái vì là vợ của Phó chánh Văn phòng HĐND - UBND quận 9?

Được biết, bà Nguyễn Thị Nga là vợ của ông Nguyễn Công Dẫn - Phó Chánh Văn phòng HĐND – UBND quận 9.

Trước đó, năm 2017, ông Dẫn từng bị người dân tố cáo về những hành vi có dấu hiệu bao che cho sai phạm, để vợ là bà Nguyễn Thị Nga tự ý thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật.

Đáng chú ý, trong đó có việc tự ý san lấp, lấn sông Đồng Nai hơn 2.844,4m² để làm bờ kè, sử dụng vào hoạt động của Bến thủy nội địa, chứa vật liệu xây dựng; lấn 2.283,5m² rạch để trồng cây và xây dựng một số công trình khác; tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép...

Vụ việc sau đó đã được Chủ tịch UBND quận 9 ra Thông báo kết quả giải quyết tố cáo về những hành vi trên.

 

Theo Phapluatplus.vn


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kiểm soát dòng vốn FDI 'chảy' vào bất động sản

Những tháng đầu năm 2019, khoảng sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào bất động sản đang hứa hẹn những khởi sắc của thị trường này trong thời gian tới với nhiều cơ hội mới

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com