Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Vì sao thông điệp phòng chống dịch COVID-19 được thay đổi thành 2K+?

13/09/2022 18:14

Kinhte&Xahoi Trong thông điệp phòng chống dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, thông điệp 5K giảm còn 2K+ gồm: Khẩu trang, khử khuẩn. Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng của Bộ Y tế đã trao đổi, làm rõ hơn về thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

PV: Xin ông cho biết nội dung cụ thể của thông điệp mới nhất về phòng chống dịch COVID-19?

Ông Nguyễn Đình Anh: Triển khai ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với quan điểm "2K + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân" và các biện pháp khác, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan triển khai các hoạt động truyền thông.

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) trao đổi, làm rõ hơn về thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Thông điệp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế vừa công bố, chuyển trạng thái từ thông điệp 5K thay thế bằng 2K+, cụ thể như sau: Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thông điệp là những khuyến cáo nhằm hướng đến thay đổi, duy trì hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe.

K đầu tiên là khẩu trang, Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đông người: Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế. Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; Người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).

Đối với nhân viên y tế thực hiện theo hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19.

Địa điểm và đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang khác: Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi...): Áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường, karaoke, cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay); Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ): Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.

Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

K thứ hai là khử khuẩn. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ, kết hợp "thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân" và các biện pháp khác gồm: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế; Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19; Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Ý thức người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu - độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.

Các biện pháp khác: Theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.

Bộ Y tế mới đây đã đưa ra thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 mới nhất.

PV: Vì sao Bộ Y tế thay đổi thông điệp phòng chống dịch COVID-19 như vậy, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Anh: Ớ giai đoạn đầu của cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, khi chúng ta chưa hiểu biết nhiều về virus SARS-CoV-2, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt là chưa có vắc xin, biện pháp bảo vệ tốt nhất là sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân.

Chính vì vậy, ngày 30/8/2020, Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thực hiện Thông điệp 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế) nhằm khuyến cáo người dân tuân thủ và thực hiện.

Thông điệp 5K ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện đã được người dân, cộng đồng nhanh chóng đón nhận, đã trở thành "slogan", "lá chắn thép" trong phòng, chống dịch.

Trên cơ sở thông điệp 5K, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, đặc biệt là các cơ quan truyền thông báo chí triển khai rộng rãi, tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội với các hình thức phù hợp tác động đến nhận thức và thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của người dân giúp ngăn chặn sự lây lan virus.

Bên cạnh thông điệp 5K, còn chú trọng các giải pháp: Tiêm vắc xin COVID-19, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác.

Tuy nhiên, thời gian gần đây trên phạm vi toàn cầu ghi nhận số ca mắc mới giảm liên tục, số ca nhiễm nặng và tử vong cũng giảm, trong khi tỷ lệ bao phủ vắc xin tăng.

Tại Việt Nam, hiện chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh do đến nay tỷ lệ tiêm vắc xin mũi cơ bản trong các nhóm tuổi cao, nhất là các nhóm tuổi trên 12.

Có thể thấy khi chúng ta kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vắc xin tăng lên và chuyển sang trạng thái thích ứng, an toàn, linh hoạt, tập trung phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp, linh hoạt, do vậy, các biện pháp khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế thời điểm này không còn phù hợp.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn có nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã nhận định dịch COVID-19 chưa chấm dứt, vắc xin vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát dịch.

Mùa đông sắp đến, nguy cơ các bệnh đường hô hấp bùng phát, trong đó có dịch COVID-19, nhằm ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới, Bộ Y tế triển khai chiến dịch truyền thông 2K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.

Trong trường hợp xuất hiện biến chúng mới của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm, dịch lây lan mạnh trên diện rộng, vượt qua khả năng đáp ứng của ngành Y tế: Đề xuất tiếp tục sử dụng Thông điệp 5K và các biện pháp khác như: vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân.


PV: Thời gian gần đây, nhiều người dân đã thờ ơ với khẩu trang và khử khuẩn, vậy theo ông liệu thông điệp này có tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ để "kích thích" người dân tuân thủ thực hiện biện pháp 2 K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác?

Ông Nguyễn Đình Anh: Đối với thông điệp mới trong phòng chống dịch này, Bộ Y tế mong muốn các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tích cực đồng hành lan tỏa mạnh mẽ thông điệp đến cộng đồng, để người dân nâng cao nhận thức, duy trì hoặc thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe.

Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hiện hữu cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới; Mùa đông xuân sắp đến các bệnh đường hô hấp như cúm mùa bùng phát, việc thực hiện thông điệp 2K+ rất cần thiết.

Việc mỗi người dân cần tuân thủ các biện pháp đeo khẩu trang, khử khuẩn mà ngành y tế đã khuyến cáo không chỉ góp phần phòng chống COVID-19 mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác nhất là giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Cùng đó, chúng tôi cũng khuyến nghị người dân đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; cha mẹ, người giám hộ tích cực đưa con em mình đi tiêm vắc xin đủ 2 liều cơ bản cho trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 để bảo vệ trẻ đến trường, vui chơi an toàn.

Chúng tôi cho rằng việc mỗi người dân tuân thủ thực hiện thông điệp phòng chống dịch của Bộ Y tế không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe của gia đình và cả cộng đồng để chúng ta cùng nhau sống an toàn trong đại dịch.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

 Phương Thu - Ảnh: Bộ Y tế- TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/vi-sao-thong-diep-phong-chong-dich-covid-19-duoc-thay-doi-thanh-2k-205621.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com