Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về cách thiết kế thủy điện nhỏ để không gây biến đổi tự nhiên

05/11/2020 14:43

Kinhte&Xahoi Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nếu chúng ta tính toán, thiết kế thủy điện nhỏ hài hòa với tự nhiên thì vẫn duy trì được nguồn điện năng mà không làm biến đổi quá lớn đến tự nhiên.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. 

Chia sẻ với những đau thương, mất mát, khó khăn của miền Trung ruột thịt liên tiếp xảy ra trong những ngày qua tại phiên thảo luận sáng 5/11 Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cung cấp một số thông tin khoa học, khách quan để Quốc hội, người dân biết, trao đổi, bàn bạc nhằm đưa được những giải pháp khả thi, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài.

Có trong tay báo cáo của Ủy ban về rủi ro thiên tai của Liên Hợp quốc, Bộ trưởng Hà nêu: Do biến đổi khí hậu cực đoan, hiện là thời điểm con người rất khó kiểm soát tính cực đoan khi nồng độ hiệu ứng nhà kính đạt trên 400 đơn vị phần trăm; cường độ, tần suất trong 40 năm qua tăng 4 lần, trong đó, bão và lũ chiếm khoảng 40%.

Giai đoạn 1980-1999, có 4.202 các thiên tai lớn thì từ 2000-2019, có 7.348 thiên tai, loại hình xảy ra nhiều nhất là lũ, 3.254 lượt, chiếm 44%; bão 2043 lượt, chiếm 28%. Cũng theo báo cáo, 100 năm qua, thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, con người có giảm đi.

Việt Nam nằm trong vòng bão của Tây Nam Thái Bình Dương – một trung tâm bão, đứng thứ 7 trong số các quốc gia có rủi ro thiên tai cao nhất và đứng thứ 16 trong số các nước có khí hậu cực đoan. Thống kê cho thấy tính cực đoan của thời tiết thế giới, khu vực tăng lên, ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam.

Bộ trưởng Hà cho hay, từ năm, 2009, Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo tiến hành hai chương trình nghiên cứu: dự báo lũ ống, lũ quét các tỉnh miền núi, miền Trung, Tây Nguyên và điều tra tai biến địa chất, cảnh báo các sạt lở khu vực miền núi, Tây Nguyên, Tây Bắc, miền Trung (từ năm 2012).

Qua đây xem xét các vụ việc vừa qua, tất nhiên là cần nghiên cứu, đánh giá độc lập của các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý thì có thể thấy, hiện trạng vừa qua là tổ hợp của các dạng thiên tai. 4 cơn bão, trong đó cơn bão số 9 mạnh nhất trong 20 năm qua, hết sức nguy hiểm; vùng áp thấp duy trì rất lâu ở miền Trung, tạo ra lượng mưa vượt qua mức lịch sử, có ngày lượng mưa lên hơn 500 mm/ngày, có nơi lượng mưa vượt con số 2000 – 4000mm, “trời đổ nước xuống chứ không phải là mưa”. 

“Đây là vấn đề lịch sử và có lẽ chúng ta chưa có số liệu để có thể tính toán những vấn đề như vậy”, Bộ trưởng Hà thừa nhận.

Bên cạnh đó, các vùng sạt lở như khu kiểm lâm 67, Phong Điền, khu vực Binh đoàn 337, Hướng Hóa, Trà Leng, Trà Vân, Nam Trà My, Phước Lộc, Phước Sơn, vùng sạt lở dọc sông Ba... đều ở độ cao 300- 900m nên nếu kết luận do thủy điện, trong khi ở đây chưa có vấn đề do thủy điện, thủy điện Trà Leng 3 hiện còn chưa xây dựng thì không nên đưa suy đoán mà phải dựa trên cơ sở khoa học.

Yếu tố nữa là toàn bộ khu vực này nằm trong đứt gãy địa chấn, đứt gãy này trong thời gian qua có sự cà sát, độ phong hóa 9 – 16m, tạo ra đất cát sỏi có độ gắn kết thấp. Nó trên địa hình đồi núi dốc, trọng lực trượt và độ dốc của sông, suối đều theo hình chữ V. Quá trình địa chất làm đất đá nát vụn, cộng thêm ngoại sinh là lượng mưa lớn, theo tính toán chỉ 5-10 ngày mà lượng mưa 100mm thì đã dẫn đến nguy cơ sạt lở. Còn lượng mưa 500mm càng làm gia tăng trọng lực trượt của đất.

Một vấn đề khác cần đánh giá là rừng tự nhiên, thảm thực vật tự nhiên với rừng trồng. Với rừng trồng thì các binh đoàn đã phủ xanh 100%, ở những khu vực bà con sinh sống 100 năm nay thì rừng nông nghiệp, rừng lâm nghiệp có độ che phủ 50-80%.

Khi đánh giá lỗi, chúng ta phải xem lại từ khâu thiết kế. Nếu chúng ta không có hồ chứa điều tiết như vừa qua thì đã không giảm lũ phía dưới từ 30- 70%, dù hồ chứa miền Trung không thiết kế để có thể cắt được đỉnh lũ. Hầu hết các hồ chứa lớn đều có 2 chức năng: cung cấp nước cho mùa cạn khi lượng nước mất đi vào mùa khô lên tới 80 -90% và phát điện.

Còn vấn đề thủy điện nhỏ, nếu chúng ta tính toán, thiết kế hài hòa với tự nhiên thì vẫn duy trì được nguồn điện năng mà không làm biến đổi quá lớn đến tự nhiên. Việc chuyển đổi mục đích rừng không thể không làm vì dân số tăng trưởng trên 100 triệu người nhưng chúng ta phải tính toán lợi ích, tức là phải khoanh định chức năng khu vực rừng cần phải giữ gìn, bảo vệ gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

 Song Thu - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bo-truong-tran-hong-ha-noi-ve-cach-thiet-ke-thuy-dien-nho-de-khong-gay-bien-doi-tu-nhien-d139889.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com