Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Cách chuẩn bị và bài trí mâm cơm cúng tất niên năm Nhâm Dần

30/01/2022 14:38

Kinhte&Xahoi Những ngày cuối cùng của năm cũ, việc chuẩn bị một mâm lễ cúng tất niên là điều không thể thiếu của mỗi gia đình Việt với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.

Những ngày cuối cùng của năm cũ, việc chuẩn bị một mâm lễ cúng tất niên là điều không thể thiếu của mỗi gia đình Việt với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt. Do đó, mâm cỗ cúng tất niên được nhiều gia đình chăm chút, chuẩn bị chu đáo.

Mỗi năm, vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, mọi thành viên trong gia đình đều sum vầy. Trong dịp này, mỗi nhà sẽ làm một mâm lễ cúng tất niên để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, tiễn năm cũ đi, chuẩn bị đón năm mới đến. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng tùy thuộc vào các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, có những món cơ bản không thể thiếu.

Mâm cỗ tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

Mâm cỗ cúng tất niên được nhiều gia đình chăm chút, chuẩn bị chu đáo.

Mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc

 1. Bánh chưng

2. Dưa hành

3. Giò nạc, giò thủ

4. Hành cuốn

5. Nem

6. Rau nộm

7. Măng ninh lưỡi lợn

8. Mọc nước

9. Cơm 3 bát

Cách chuẩn bị và bài trí mâm cơm cúng tất niên năm Nhâm Dần

Mâm cỗ tất niên của miền Trung

1. Bánh chưng, bánh tét

2. Dưa món củ kiệu

3. Giò lụa

4. Thịt đông

5. Gỏi gà bóp rau răm

6. Nem

7. Măng ninh khô

8. Canh miến

9. Cá chiên hay ram

10. Cơm 3 bát

Mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Trung

Mâm cỗ tất niên của miền Nam

 1. Bánh tét

2. Dưa giá củ kiệu

3. Thịt heo luộc

4. Thịt kho tàu

5. Gỏi cuốn

6. Nem

7. Gỏi tôm thịt

8. Măng tươi ninh

9. Khổ qua nhồi thịt

10. Cơm 3 chén

Mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Nam

Đối với mâm ngũ quả, nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa ly, thược dược…

Cách bài trí mâm cỗ cúng cũng hết sức quan trọng. Tùy theo cách bố trí bàn thờ của gia chủ mà có cách bày hợp lý. Tuy nhiên, mâm cỗ mặn nên bày ở một chiếc bàn con, đặt dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã đặt ở trên.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ thắp hương đọc văn khấn. Những người còn lại làm lễ theo. Việc cúng lễ này chính là lòng thành của con cháu để gửi lời mời ăn Tết tới thần linh, tổ tiên, gia tiên…

Vào ngày cúng tất niên, cả đại gia đình thường tụ tập, quây quần bên mâm cơm tất niên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tổng kết lại một năm đã qua.

Văn khấn lễ tất niên ngày 29 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin):

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày 29 tháng Chạp năm ...

Tín chủ (chúng) con là: ...

Ngụ tại...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).


Thanh Tùng - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cach-chuan-bi-va-bai-tri-mam-com-cung-tat-nien-nam-nham-dan-189127.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com