Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Cần làm tốt công tác tư tưởng, tránh để học sinh hụt hẫng khi đến trường

20/10/2021 06:47

Kinhte&Xahoi Sau một thời gian dài học sinh phải ở nhà và học trực tuyến, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài, các chuyên gia cho rằng, nhiều em sẽ gặp khó khăn khi quay trở lại trường.

Khắc phục thói quen thức khuya, dậy muộn

 Suốt 6 tháng chỉ ở nhà và học online, nhiều học sinh tiếp xúc với máy tính, điện thoại đến 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Vì thế, khi sắp qua trở lại trường, cha mẹ băn khoăn, kéo con ra khỏi cuộc sống số như thế nào để trẻ không bị ảnh hưởng về tâm lý.

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục (trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định, đến thời điểm hiện tại dù còn nhiều bất cập nhưng việc học trên môi trường trực tuyến đang dần trở thành thói quen của các bạn học sinh. Những học sinh có tính cách hướng nội sẽ thoải mái và thân thiện hơn khi học trực tuyến. Việc này tạo khoảng cách và khó khăn khi các em quay trở lại học trực tiếp.

Khi học sinh trở lại trường học, Ban Tham vấn tâm lý học đường cũng rất quan trọng (Ảnh internet)

Để chuẩn bị tâm lý cho học sinh khi quay trở lại trường, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, cần có một khoảng thời gian để thích nghi với việc học tập ở trường vì các em sẽ phải thức dậy sớm hơn, chuẩn bị một số hoạt động khác với lịch trình hàng ngày.

“Nhằm giúp học sinh quay lại trường thuận lợi hơn, giáo viên phải nói rõ với các em thời gian khi quay trở lại trường. Các em phải làm gì, những điều gì sẽ xảy ra với các em trong thời gian còn lại của học kỳ? Công việc nào cần phải chuẩn bị, khối lượng kiến thức sẽ cần được ôn luyện? Những việc đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý chủ động để quay trở lại trường thuận lợi hơn”, PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.

Chiến lược "cai" điện thoại

 Ở góc độ là thành viên Ban Tham vấn tâm lý học đường, cô Đàm Hải Yến, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A13, trường THPT Kim Liên cũng cho rằng, học trong môi trường trực tuyến lâu, lại không ra ngoài tiếp xúc, bây giờ quay trở lại trường học trực tiếp, với em tâm lý ổn định thì không sao nhưng với học sinh tâm lý chưa tốt, nhất là những em “nghiện” điện thoại thì khi dứt ra để đi học trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng.

Giáo viên trường THPT Kim Liên đón lớp 10 trong ngày khai giảng (Ảnh tư liệu)

“Với tư cách là giáo viên, tôi cho rằng phụ huynh ngay từ bây giờ phải làm “công tác tư tưởng” cho các con hiểu rằng, học online là tình thế cấp bách, còn học trực tiếp là chủ yếu. Việc học trực tiếp sắp diễn ra để các con chuẩn bị tâm lý.

Ngoài ra, khi hết giãn cách, bố mẹ cần cho các con trở lại dần cuộc sống trước đây như: Giao lưu, giao tiếp, đưa các bạn ra khỏi 4 bức tường để được tiếp xúc với người xung quanh…”, cô Yến nói.

Không nên "thần tốc" nhồi nhét kiến thức

 Cũng theo cô Đàm Hải Yến, về phía nhà trường, ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo phòng chống dịch, lãnh đạo các trường cũng phải chú ý tới việc chuẩn bị tâm lý cho học sinh. Các trường cần có kế hoạch cụ thể cho các hoạt động nhất là Đoàn Thanh niên, bởi đây là tổ chức có hoạt động gắn liền với với học sinh.

Các thầy cô trường THPT Kim Liên họp công tác chuyên môn (Ảnh tư liệu)

Bên cạnh các hoạt động đoàn thể, khi học sinh trở lại trường học, Ban Tham vấn tâm lý học đường cũng rất quan trọng.

Ban Tham vấn tâm lý cũng phải có kế hoạch cụ thể về tình huống có thể xảy ra, phải có chương trình chung dành cho tất cả học sinh, phổ biến cho giáo viên những kiến thức nhất định, chuẩn bị tâm lý cho các em. Đối với trường hợp đặc biệt, Ban Tham vấn tâm lý luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và có biện pháp hỗ trợ học sinh để tháo gỡ và giải tỏa tâm lý.

"Có thể nói, dù học online hay học trực tiếp thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất. Vì thế, khi đi học, ngoài việc nắm bắt tâm lý học sinh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cũng đừng ngay lập tức bắt các em chịu áp lực về việc học hành, điểm số mà nên tăng dần, tránh kiểm tra dồn dập ngay sau khi trở lại trường. Các thầy cô cần kết hợp việc học tập với những hoạt động khác...", cô Hải Yến nói.

Theo cô Đàm Hải Yến, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A13, trường THPT Kim Liên: “Ngay từ bây giờ, Đoàn Thanh niên nhà trường cần có kế hoạch để đón các học sinh quay lại học, tăng cường các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa trong lúc này dù không tổ chức toàn trường thì ít nhất các em phải được tham gia theo từng lớp để tương tác với nhau. Đặc biệt, lớp 10 năm nay rất thiệt thòi vì trong môi trường mới mà các em hoàn toàn làm quen qua trực tuyến… Vì thế, nhà trường cần có các hoạt động chào đón học sinh lớp 10 thật ý nghĩa”, cô Yến chia sẻ. 

 Nguyễn Kế - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/can-lam-tot-cong-tac-tu-tuong-tranh-de-hoc-sinh-hut-hang-khi-den-truong-180663.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com