Thứ Hai, ngày 13 tháng 1 năm 2025

Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Cần quản lý chặt thuốc lá điện tử

26/05/2020 10:32

Kinhte&Xahoi Thuốc lá điện tử được quảng cáo “có cánh” trên thị trường là một phương pháp vừa an toàn vừa sành điệu, giúp cai được thuốc lá truyền thống. Nhưng thực tế thì ngược lại, bên trong thuốc lá điện tử vẫn chứa chất gây nghiện Nicotine.

Thuốc lá điện tử vừa đốt túi tiền của giới trẻ, vừa đốt cháy sức khỏe và tuổi thanh xuân của họ.

Quảng cáo tràn lan

Thuốc lá điện tử được gọi với nhiều cái tên: e-cigarette, thuốc lá vaporizer và bút vape. Chúng được thiết kế ngày càng tinh vi, “sang chảnh” và khó phát hiện. Tinh dầu sử dụng có mùi hương dễ chịu, có vị như trái cây, bạc hà hoặc bỏng ngô... tạo ra ít tiếng kêu, không hôi, không ám mùi làm ảnh hưởng đến người xung quanh. 

Mùi thơm là một trong những yếu tố khiến thuốc lá điện tử có sức hút với giới trẻ. Phần lớn họ nói rằng lần đầu tiên bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử với nhiều loại có hương vị và hương vị là lý do chính mà họ tiếp tục sử dụng thuốc lá điện tử. Chính điều đó đã khiến người dùng thuốc lá điện tử hoặc người hút thụ động đều bị đánh lừa bởi cảm giác dễ chịu.

Năm 2016, hơn 2 triệu học sinh trung học cơ sở và phổ thông Mỹ đã thử dùng thuốc lá điện tử. Họ sử dụng ngay cả trong lớp, gắn chúng vào cổ áo sơ mi hoặc dây đeo áo ngực và dựa vào đâu đó hút một hơi mà không ai biết.

Đến năm 2019, số người sử dụng thuốc lá điện tử lên đến hơn 5 triệu học sinh trung học cơ sở và trung học Mỹ đã sử dụng thuốc lá điện tử, bao gồm 10,5% học sinh trung học cơ sở và 27,5% học sinh trung học, theo CDC Hoa Kỳ.

Thêm một lý do nữa là giới trẻ chọn thuốc lá điện tử là để bắt chước trào lưu trên mạng xã hội, để cho bằng bạn bằng bè. Vape đang được xem như một món hàng công nghệ với thiết kế thời trang, đầy sức hấp dẫn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Một số thuốc lá điện tử được sản xuất để trông giống như điếu thuốc lá, xì gà hoặc ống thông thường, một số giống với bút, thanh USB và các vật dụng hàng ngày khác…

Với sự lan truyền thông tin nhanh chóng trên mạng xã hội, với những bài đăng hấp dẫn, cùng các sản phẩm vape nhìn sành điệu, giá thành ngày càng rẻ hay dễ bị cuốn theo lời quảng cáo rằng, có thể thay thế thuốc lá cuốn truyền thống và ít độc hại hơn.

Một khảo sát gần đây của Trường King College London, Anh thực hiện trên 12.000 thanh niên từ 16-19 tuổi trên toàn thế giới, đã chỉ ra rằng 38% số người được hỏi nói rằng những đoạn quảng cáo khiến thuốc lá điện tử trông thật hấp dẫn.

Ở Việt Nam dễ thấy các bạn trẻ (có cả nữ giới) tụ tập, dùng vape hà hít với vẻ mặt khoan khoái ở bất kỳ chốn nào mà các bạn tụ tập như quán cà phê, quán bar, thậm chí là ở các quán trà đá vỉa hè. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận rằng, số lượng thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử đang ngày càng trẻ hóa. 

Ở Việt Nam, thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều trang web, trên các trang hay group bán hàng trên Facebook được lập ra và bày bán rầm rộ, công khai với đủ loại thuốc lá điện tử nguyên bộ với giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu đồng.

Bên cạnh đó, các gian hàng này còn bán nhiều loại tinh dầu, các phụ kiện như bao da, adapter, hộp sạc rời, tẩu rời, cáp sạc, tăm bông chuyên dụng, dung dịch vệ sinh, giấy thấm dầu... Những sản phẩm đều được giới thiệu là hàng xách tay từ Âu, Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc... 

Tác hại khôn lường

Ẩn sâu trong những thiết kế thời trang, mùi hương ngọt ngào, làn khói hư ảo là các chất có hại và có khả năng gây hại. Theo các nhà sản xuất thì khói thuốc chủ yếu là hơi nước và chỉ có tác dụng làm giống như thuốc lá thông thường, hoàn toàn không độc hại. Tuy nhiên, thực tế lại không như những lời quảng cáo, không có tác dụng giúp cai thuốc lá truyền thống, có nhiều chất độc, chất gây ung thư khác, gây hại cho cả người hút và người xung quanh.

Cụ thể, theo CDC của Hoa Kỳ, trong thuốc lá điện tử có: Nicotine: các hạt siêu nhỏ có thể hít sâu vào phổi; hương liệu hóa học như diacetyl; hợp chất hữu cơ dễ bay hơi; hoá chất gây ung thư; kim loại nặng như niken, thiếc và chì.

Tuy nhiên, trong một số sản phẩm thuốc lá điện tử được quảng cáo không chứa Nicotine nhưng khi kiểm tra thì lại có Nicotine, điều này gây khó khăn cho người sử dụng biết trong các sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa những gì. 

Đặc biệt, Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tiếp xúc với Nicotine cũng có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của người vị thành niên cho tới những người 25-26 tuổi. Bình chứa thuốc lá điện tử có thể chứa các hóa chất có hại cho phổi.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard mới đây, 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl - một chất gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Dù hút thuốc lá với bất kể hình thức nào, cách tốt nhất là cai thuốc lá hoàn toàn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng cho biết thêm khoảng 78% bệnh nhân phát bệnh sau khi sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử chứa hợp chất ức chế thần kinh THC – một loại tinh dầu có nguồn gốc từ cần sa. Các nhà khoa học thuộc Bộ Y tế Nhật Bản kết luận thuốc lá điện tử chứa lượng chất gây ung thư cao gấp 10 lần so với các loại thuốc hút thông thường. 

Độc hại là vậy thế nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ quan nào đứng ra giám sát chất lượng và sự lưu hành của các loại thuốc lá điện tử trên thị trường. Thuốc lá điện tử vẫn thuộc diện quản lý giống như thuốc lá, nhưng nó lại được quảng cáo và bán công khai trên mạng xã hội.

Tại Hàn Quốc, Thái Lan và nước láng giềng Campuchia cũng cấm sản phẩm này vì những tác hại đến sức khỏe mà nó gây ra. Philippines thậm chí còn bắt giữ những người hút thuốc lá điện tử ở nơi công cộng. Ngay cả mới đây, giới chức Mỹ đã nâng tuổi được phép mua và sử dụng thuốc lá điện tử từ 18 lên 21, nhằm hạn chế hết mức tình trạng thiếu niên có thể mua được sản phẩm này.

Nhưng tại Việt Nam, trao đổi với báo chí, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết hiện chưa có quy định riêng về quảng cáo, kinh doanh thuốc lá điện tử mà mới chỉ có quy định về thuốc lá truyền thống. Nguyên nhân do cơ quan quản lý còn lúng túng trong việc xếp thuốc lá điện tử vào nhóm hàng hóa nào để có quy định quản lý cho phù hợp.

Mới đây, tại hội thảo tham vấn ý kiến liên quan đến chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá điện tử, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam cũng khuyến cáo nên xem xét việc cấm hoặc quản lý chặt chẽ đối với các sản phẩm thuốc lá điện tử, cũng như tinh dầu sử dụng đối với các loại sản phẩm này. Đồng thời ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng sản phẩm thuốc lá điện tử, nhất là trong đối tượng người trẻ, trẻ vị thành niên, phụ nữ vì đây là nhóm dễ tổn thương.

Lần đầu thi online về tác hại thuốc lá dành cho giới trẻ

Hưởng ứng Ngày Thế giới không khói thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá năm 2020 (25/5/2020 - 31/5/2020), Cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn vừa phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies tổ chức Cuộc thi online “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử - No Smoking Challenge” năm 2020.

Cuộc thi online lần đầu tiên được tổ chức trên ứng dụng TikTok dành cho cá nhân và nhóm người không quá 35 tuổi với cơ cấu giải thưởng vô cùng hấp dẫn. Các bạn trẻ tham gia cuộc thi bằng hình thức quay những clip ngắn trình diễn hành động hoặc điệu nhảy tuyên truyền đầy sáng tạo, vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi thanh, thiếu niên và đăng tải công khai trên ứng dụng TikTok với đầy đủ các hashtag #WNTD2020 #ThanhnienVietNam, #Noikhongvoithuocla và #NoSmokingChallenge.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, việc triển khai Cuộc thi online “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử - No Smoking Challenge 2020” của Trung ương Đoàn là một trong nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới.

Đó là thế hệ trẻ cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm chỉ rõ sự thật về những chiến thuật quảng cáo thuốc lá gây nhầm lẫn cho người sử dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn, Giám đốc Cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn Nguyễn Bình Minh hy vọng Cuộc thi sẽ thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.

Những ý tưởng sáng tạo được thể hiện thông qua các tác phẩm dự thi của các bạn trẻ sẽ là những sản phẩm quan trọng để truyền tải thông điệp về một Việt Nam không khói thuốc, một cộng đồng trẻ không khói thuốc, nâng cao nhận thức và tạo chuyển biến tích cực về hành động của người trẻ và cộng đồng trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. H.Thư

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/can-quan-ly-chat-thuoc-la-dien-tu-d125432.html

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com