Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Cây cao su - nỗi lo mang tên “vàng trắng” đối với người dân Sơn La

29/03/2019 14:54

Kinhte&Xahoi Chủ trương trồng cây cao su tại Sơn La vốn được kỳ vọng sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, thay đổi cuộc sống của người dân.

Phần lớn đất đai do cha ông để lại, nhiều hộ gia đình ở Sơn La đã góp vào Công ty cao su theo chủ trương chung. Tuy nhiên, sau gần 10 năm chăm sóc, đến nay, một số diện tích đã cho thu hoạch mủ, nhưng nhiều người dân vẫn tỏ ra thất vọng về cây được coi là “vàng trắng” một thời.

“Không trồng cao su sẽ không vất vả như bây giờ”

Sau nhiều lần chờ đợi, cuối cùng chúng tôi cũng gặp ông Lường Văn Chương vào buổi trưa khi ông vừa đi từ trên nương về. Ông Chương đang là trưởng bản Lạnh B, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Theo chia sẻ của Trưởng bản, khoảng 10 năm trước, thực hiện theo chủ trương chung, gia đình ông đã góp 1,6 ha đất trồng của mình để trồng cây cao su. Thời điểm đó, mỗi năm gia đình thu nhập khoảng 20 triệu/ năm từ việc canh tác ngô, sắn.

 Sau 10 năm trồng và chăm sóc đến nay hàng nghìn ha cao su ở Sơn La vẫn chưa cho thu hoạch.

Khi có chủ trương đưa cây cao su về với bà con, hy con mở ra hướng thoát nghèo mới, ông Chương cùng 147 hộ dân khác được điền tên vào danh sách những hộ góp đất. Có hộ trong thôn góp nhiều lên đến 7ha, hộ ít thì vài trăm mét vuông.

Theo “giao ước”, những hộ góp đất từ 1ha trở lên sẽ có một “suất” làm công nhân cho Công ty Cổ phần Cao su Sơn La (Công ty Cao su) và ông Chương cũng nằm trong diện “ưu tiên” đó.

Tuy nhiên, mọi việc đã không suôn sẻ như những gì ông cùng dân làng trước đó được tuyên tuyền về cây cao su. Từ khi góp đất, nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào đồng lương công nhân theo thời vụ ít ỏi. Phải có việc thì mới có lương, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Không có nguồn thu nhập nào khác, buộc ông Chương phải lên núi khai hoang.

Ông Chương kể rằng, ông đã phải bắc thang trèo qua vách đá dựng đứng bên kia, sau đó đi bộ 30 phút nữa mới đến được nương của mình, nơi ông và gia đình phải khai hoang, mở rộng thêm vì không có đất để canh tác nữa.

 Ông Lường Văn Chương, Trưởng bản Lạnh B, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu.

“Nếu có chỗ đất 1,6ha trước kia chưa góp đất trồng cao su, mình trồng sắn, ngô, cà phê, cây ăn quả thì cuộc sống sẽ không vất vả như bây giờ. Mà cứ giữ cao su thì tương lai chẳng biết sẽ đi về đâu. Trong vòng hai năm cạo mủ với 6.300m2, Công ty chia cổ phần được có 1 triệu, nếu trồng ngô sắn giá được cao hơn, giờ nhiều hộ dân muốn đòi lại đất thì khó lắm, nhà mình ký hợp đồng rồi,” ông Chương chia sẻ.

Được biết, con trai và con dâu ông Chương do không có việc làm nên đã ra Hà Nội làm thuê, để lại hai con ở nhà cho ông bà trông. Nhiều người cũng cùng cảnh với gia đình ông Chương, đã phải đi ra ngoài làm thuê vì không có đất sản xuất.

Những trăn trở về tương lai

Theo chia sẻ của những hộ dân góp đất trồng cao su, trước đây, bà con được vận động góp đất và khi có sản phẩm thì sẽ chia 10% cho hộ có đất. Trước đây bà con làm công nhân nhiều lắm, nhưng sau đó công việc bấp bênh, mọi người đã nghỉ gần hết. Trong khi đó, những diện tích đất tốt thì cao su mới được cạo mủ, còn đất xấu thì chưa.

Ông Chương cho biết, cả ba bản có 147 hộ tham gia trồng trên 69ha, ban đầu tham gia góp đất hộ dân chưa làm làm hợp đồng, gần đây mới làm cũng có hộ chưa nhất trí ký.

 Người dân trồng cao su tại bản Củ Pe, xã Mường Bon, Mai Sơn không còn mặn mà với cây cao su.

Không chỉ hộ ông Chương, ở bản Lạnh B còn có vợ chồng Lò Văn Thuận, vợ Lò Thị Đỉnh góp 3.000 m2, nhưng đến nay cao su trên đất của gia đình trồng từ năm 2008 vẫn chưa khai thác được.

“Cao su thu nhập không tốt. Trước còn bảo khi nào có nhựa, có mủ thì được chia cổ phần. Nhưng giờ 10, 11 năm rồi mà chả thấy cái cổ phần đâu” – anh Thuận nói.

Ông Thuận cũng cho biết, trước đây xã cũng đến vận động, nhiều gia đình không nhất trí góp đất trồng cao su. Nhưng những cán bộ đều đến vận động và nói bây giờ hai bên đều trồng cao su, mình ở giữa mình không góp thì trồng cây gì mà ăn được. Cây cao su đã trồng được 10 năm rồi, giờ nương rẫy thì ít, cuộc sống vất vả, khó khăn. Nếu cây cao su mà có kết quả thì dân cũng không bỏ.

Vợ ông Thuận cũng cho biết: “Trồng cao su từ khi con gái tôi lấy chồng, mà bây giờ con của nó học lớp 5, 6 đấy vẫn chưa thấy cao su có được cái gì. Cuối năm được công ty cho 2 hộp bánh, một chai dầu ăn, một chai nước mắm. Mà đi làm công nhân thì công ty tính theo ngày công ấy, chứ có được đều đâu.

Ông Hồ Anh Đức - Tổng Giám đốc Công ty Cao su Sơn La cho biết: Theo Hợp đồng ký kiến thiết cơ bản là 8 năm và có sự thống nhất giữa Tập đoàn, tổng công ty, các ban ngành của tỉnh và người dân. Thời gian khai thác cao su là 20 – 22 năm, trong khi đó, cây cao su trồng đến năm thứ 9 mới khai thác.

 Ông Hồ Anh Đức, Tổng Giám đốc công ty Cao su Sơn La.

Cùng với đó, toàn bộ vùng hiện nay trồng cao su tại Sơn La đều là đất hoang không trồng được bất cứ cây gì, cũng không có rừng. Do đó, tỉnh và tập đoàn có hướng là phát triển cây cao su, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

“Hiện tại đang là cuối kỳ kiến thiết, cây khép tán, công chăm sóc ít, dân thấy thu nhập ít hơn một chút nên thắc mắc. Vì những lúc đầu khai hoang, trồng mới, đào hố, chăm sóc, rất nhiều công, thu nhập rất ổn định 10-12tr/ lao động/tháng. Hiện nay thu nhập từ cây ăn quả bước đầu cao hơn cao su, cho nên các hộ dân đang so sánh giữa cao su và cây ăn quả khác”.

Ông Trần Hữu Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thuận Châu, Sơn La cho rằng: “Giá cao su thấp nên bà con buồn, thời điểm triển khai trồng thì giá mủ cao su hơn 100 triệu/tấn, giờ chỉ còn có 30 triệu/ tấn. Toàn huyện đang có tới 90% bà con ký hợp đồng góp đất trồng cao su, nên những mất mát cũng như mong muốn của bà con rất khó giải quyết. Bà con muốn bỏ cũng không bỏ nổi, vì 10 năm rồi, mà cây cao su – tài sản lại là của công ty, nó là chủ trương lớn không bỏ được”.

Theo Phapluatplus.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com