Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

“Chật chội” đường vào lớp 10: Vì đâu?

17/07/2023 08:39

Kinhte&Xahoi Hàng nghìn phụ huynh đứng chật cổng trường chờ nộp hồ sơ cho con, hàng trăm gia đình có thí sinh thi trượt đợi đến lượt được nộp tiền vào các trường tư. Hành trình vào lớp 10 đang gian nan đối với nhiều học sinh.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Báo Thanh niên)

Ảnh hưởng của dân số và truyền thông?

Tại Hội nghị về công tác tuyển sinh đầu cấp diễn ra vào tháng 4, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, cho biết, năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục Thủ đô phải đối mặt với áp lực tuyển sinh, khi số lượng học sinh trong độ tuổi vào các lớp đầu cấp tăng hơn so với niên học trước. Với tốc độ học sinh tăng như hiện nay, phải cần thêm 35 - 40 ngôi trường mới đủ cho tất cả các em. Chỉ hai tháng sau, hình ảnh phụ huynh đứng đợi từ hai, ba giờ sáng ở các trường như THPT Phan Huy Chú (Ba Đình, Hà Nội), THCS - THPT Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã gây chú ý cho dư luận.

Câu chuyện gian nan tìm “con chữ” tưởng như chỉ có ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nay lại trở thành nỗi lo ngại của phụ huynh Thủ đô. Số liệu năm 2012 cho thấy tổng số thí sinh tham gia thi vào lớp 10 ở Hà Nội là 75.000 em. Nhưng đến năm 2015, lượng thí sinh tham dự kỳ thi trên đã tăng thêm 10.000 em, là 85.000 thí sinh. Năm 2023, số thí sinh đã lên đến hơn 104.000 em, tăng 30.000 em so với 10 năm trước.

Với sự phát triển nhanh chóng của dân số, Hà Nội đang chịu nhiều áp lực, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục. Không chỉ những trường cấp ba mà ngay cả các trường cấp một, cấp hai cũng đang quá tải học sinh. Không chỉ những trường công lập, hiện nay, các trường THPT ngoài công lập cũng đã “chật kín” chỗ. Nhiều trường tư phải nâng điểm chuẩn ngang bằng với các trường công để hạn chế học sinh đăng ký, nhưng số lượng phụ huynh chờ được đóng tiền, giành một “suất” cho con nhập học vẫn không ngừng tăng.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc học sinh, phụ huynh chen lấn để có một “chỗ” cho con vào các trường THPT tại Hà Nội không chỉ xuất phát từ ảnh hưởng của dân số. Từ phía truyền thông, sự khen ngợi, chú ý vào những học sinh giỏi hoặc các trường chuyên lớp chọn, đạt thành tích cao đã phần nào làm tăng “bệnh thành tích” vốn có trong một số người Việt.

PSG.TS Trần Thành Nam từng nhận định về vấn đề này: “Đằng sau điểm số của đứa trẻ có cả thể diện của cha mẹ, có cả uy tín của giáo viên và thành tích của nhà trường. Và chúng ta dẫu có “tuyên chiến” với “bệnh thành tích” mạnh mẽ thế nào đi nữa thì cũng không thể triệt để được nếu vẫn giữ những quan niệm đánh giá như thế này”.

Theo một kết quả khảo sát cho thấy, có đến 91,3% ý kiến đánh giá vai trò báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng là quan trọng hoặc rất quan trọng. Điều này gợi nhớ đến câu chuyện về năm 2010, khi Giáo sư Ngô Bảo Châu giành giải Fields, Trường Tiểu học Thực nghiệm nơi ông từng theo học đã bị phụ huynh đạp đổ cổng trường để giành một “suất” cho con nhập học, với hy vọng con có thể “nối gót” thành đạt như Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Hiện tại, những thông tin về “cả lớp đỗ trường chuyên”, “lập kỷ lục lớp học 31/31 học sinh thi đỗ chuyên Toán” đã phần nào tạo nên “quy chuẩn” về trường học “lý tưởng” trong quan niệm của nhiều phụ huynh. Họ cho rằng nơi nào càng có nhiều học sinh giỏi, tỷ lệ đỗ các trường top đầu cao thì môi trường càng tốt. Ngược lại, nhiều phụ huynh không muốn cho con vào những trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) vì lo con sẽ học kém, tương lai thua thiệt với mọi người.

“Bài toán” nan giải

Trao đổi với báo chí, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Mạng lưới trường học tại Hà Nội phát triển rất đa dạng, có thể đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh. Bên cạnh lựa chọn học lớp 10 các trường công, trường tư thục, phụ huynh và học sinh còn có thể tham khảo trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp...”.

Lý giải về việc có những phụ huynh đứng đợi từ đêm để nộp hồ sơ cho con vào một số trường cấp ba, ông Trần Thế Cương cho rằng đó là do nhu cầu của phụ huynh đăng ký nộp hồ sơ vào những trường đó quá cao. Các trường chỉ lấy chỉ tiêu vài trăm học sinh, nhưng số hồ sơ lên đến cả nghìn bộ. Chính vì vậy mới dẫn tới hiện tượng phụ huynh xếp hàng từ sớm tại trường.

Số lượng học sinh trượt lớp 10 công lập năm 2023 là 33.000 em. Hà Nội hiện có 117 trường THPT công lập, đáp ứng nhu cầu cho gần 60% học sinh, 119 trường tư thục và công lập tự chủ tuyển sinh khoảng 30.000 học sinh. Và phần còn lại là trường GDNN-GDTX và trường nghề đáp ứng nhu cầu cho khoảng 30.000 em.

Thực tế, nhiều phụ huynh không nhất thiết muốn cho con vào trường công lập mà muốn con học ở môi trường có chất lượng giáo dục tốt và chi phí phù hợp đối với gia đình. Chính vì vậy, một số trường THPT công lập và cả tư thục ở nội thành Hà Nội thường có số lượng hồ sơ nộp vào rất cao, thậm chí nhiều thí sinh đạt 40, 41 điểm vẫn trượt. Trong khi đó, ngược lại, có những trường như THPT Bắc Lương Sơn (huyện Thạch Thất), THPT Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa)… chỉ lấy 17 điểm. Còn nhiều trường thuộc hệ thống trường nghề, GDTX luôn trong tình trạng thiếu học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây thêm các trường cấp ba tại Hà Nội, hoặc đề xuất cho các trường đại học ở nội thành mở thêm trường THPT chỉ giải quyết được “bề nổi” của vấn đề là có chỗ học cho tất cả học sinh mong muốn vào cấp ba. Câu hỏi đặt ra là chất lượng và việc quản lý hàng loạt những trường mới mở sẽ như thế nào? Nếu việc giảng dạy không đủ tốt, liệu phụ huynh có cho con vào học, hay sẽ lại tiếp tục “dồn dập” nộp hồ sơ vào những trường có chất lượng cao?

Vấn đề về giáo dục hiện nay có lẽ không còn là việc riêng của một ban, ngành nào, mà là “bài toán” cần có sự hỗ trợ của toàn xã hội. Theo thống kê, mỗi năm ở Hà Nội tăng 160.000 người, cần xây thêm bao nhiêu trường học để đáp ứng cho 80 - 90% học sinh được học công lập trong 10 năm, 20 năm tới?

Tiếp theo, việc phân luồng học sinh hiện chưa thật sự hiệu quả. Nhiều gia đình chỉ cho con học các trường nghề hoặc trung tâm GDTX như lựa chọn cuối cùng. Trong khi đó, nếu nâng cao chất lượng đào tạo trường nghề, cùng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất tốt, đầu ra phù hợp, thì các cơ sở giáo dục này sẽ thu hút được nhiều học sinh. Như Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư đặt mục tiêu đến năm 2030 thu hút được 50 - 55% học sinh đăng ký vào các trường nghề, giảm tải áp lực cho các trường công lập.

 Hương Ngọc - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/chat-choi-duong-vao-lop-10-vi-dau-d196329.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com