Bệnh xương khớp, mỡ máu, mất ngủ không còn là nỗi lo với người bệnh
“Trong suốt 8 năm qua, tôi luôn phải chịu những cơn đau nhức từ các khớp xương. Căn bệnh này đã ảnh hưởng không tốt tới công việc, đặc biệt là làm nghề diễn viên như tôi, thường phải tập luyện và biểu diễn trên sân khấu. Từng uống nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chỉ giảm đau nhức tạm thời, người còn giữ nước khiến cơ thể nặng nề. Sau 2 tháng dùng thuốc nam của lương y Phượng, tôi thấy người nhẹ nhàng, từ 80kg xuống còn 76kg, bệnh xương khớp của tôi được đẩy lùi, không còn cảm giác tê, nhức nữa”.
Đó là chia sẻ của nghệ sĩ Phạm Gia Thân, diễn viên đoàn Kịch nói Công an nhân dân, Đống Đa, Hà Nội. Trong một lần đi diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền núi Lạng Sơn. Thấy anh bị đau xương khớp, người dân nơi đây đã mách anh đến lấy thuốc của chị Phan Thị Phượng. Chỉ 2 tháng dùng thuốc, nghệ sĩ Gia Thân đã khỏi hẳn căn bệnh xương khớp của mình.
Thuốc nam được lương y tận tay hái trên rừng và sao chế để giữ được dược tính tốt nhất.
Trong số những bệnh nhân may mắn được lương y Phan Thị Phượng cứu, có trường hợp của chị Ngô Túy Nga (người Việt định cư bên Campuchia). Trước đây, chị Nga bị bệnh xơ gan, mỡ máu. Sau 2 năm, chị mới phát hiện mình bị bệnh, cũng đi khám khắp nơi nhưng không khỏi dứt điểm. Trở về, sức khỏe chị giảm sút nghiêm trọng, đang trong lúc tuyệt vọng, người trong xã có người mách chị đến nhà lương y Phan Thị Phượng nhờ cứu chữa. Chỉ sau 2 tuần dùng thuốc, chị Nga cảm thấy bệnh có chuyển biến tích cực. Sau đó lại đến lấy thuốc, uống thêm 1tháng nữa thì người khỏe hẳn, ăn được, ngủ được. Chị Nga đi khám lại thì thấy các chỉ số về mỡ gan mỡ máu đã trở lại ổn định. Mỗi ngày chị chỉ mất có 30.000 đồng tiền thuốc, điều trị liên tục trong hai tháng thì khỏi. Bây giờ mỗi lần về nước, chị Nga vẫn đến nhà lương y Phượng để cảm ơn và lấy thêm thuốc cho một người bạn của chị cũng bị mỡ máu.
Hay như trường hợp của anh Nguyễn Văn Dương (phường Thanh Bình- Tp Hải Dương) bị mắc bệnh mất ngủ hơn 15 năm, lo sợ trước tình trạng sức khỏe của mình, anh đã đi khám nhiều bệnh viện, uống nhiều thuốc và châm cứu thường xuyên nhưng bệnh tình không tiến triển. Do ngủ không đựơc nên nhiều lúc lệ thuộc vào thuốc ngủ, mỗi lần như thế giấc ngủ không sâu tỉnh dậy người luôn mệt mỏi. “Tình cờ được người quen giới thiệu lương y Phan Thị Phượng chữa mất ngủ hiệu quả, tôi đã tìm tới nhà chị Phượng và được chị tận tình giúp đỡ. Sau 2 ngày dùng thuốc nam sắc uống tôi bắt đầu thấy thèm ngủ, ngủ giấc sâu hơn và không còn tình trạng mệt mỏi như trước nữa. Kiên trì dùng thuốc của lương y chỉ dẫn, chỉ hơn 1 tháng thì chứng mất ngủ của tôi khỏi hoàn toàn”, anh Dương tâm sự.
Còn rất nhiều các trường hợp sau 2 đến 3 tháng uống thuốc của lương y Phượng, đến bệnh viện kiểm tra lại thì hoàn toàn khỏi.
Bài thuốc gia truyền đặc biệt nức tiếng xứ Lạng của người Dao
Gặp người thầy thuốc nam trẻ tốt nghiệp cử nhân tài chính ngân hàng (ĐH Kinh tế Quốc dân) vào một ngày đầu mùa Thu mát mẻ, trong lành, bằng giọng nói nhẹ nhàng lương y Phan Thị Phượng chia sẻ về cái duyên theo nghề thuốc của mình. Cô kể rằng, nơi cô sinh ra và lớn lên là một huyện miền núi phía Bắc, xung quanh nhà bốn bề là núi đá vôi cao rậm rạp chứa trong mình trăm loại thuốc nam quý hiếm.
Lương y Phượng đang bốc thuốc cho bệnh nhân.
Bà ngoại cô - bà lang Lan nức tiếng xứ Lạng - cũng là người thầy dẫn cô vào nghề. Bà Nguyễn Thị Lan là lương y già có gần 50 năm kinh nghiệm bốc thuốc. Năm 10 tuổi bà lang Nguyễn Thị Lan, đã được học bốc thuốc từ người thím ruột vốn là “đốc tờ” (bác sỹ) của Pháp. Sau 10 năm theo học, bà cũng trưởng thành được nhiều, bà Lan còn được tiếp xúc với những người dân tộc thiểu số, học được của họ nhiều phương thuốc đặc biệt của dân tộc Dao. Khi hỏi người dân địa phương về bà lang Lan sẽ được nghe nhiều câu chuyện về thang thuốc giá chỉ 10.000 đồng hoặc miễn phí mà giữ được mạng sống của rất nhiều bệnh nhân. Chị Phan Thị Phượng hiện là người duy nhất đời thứ tư nắm rõ bí quyết gia truyền của dòng họ.
Những năm đầu khi xuống Hà Nội học, mỗi lần về thăm nhà, thay vì chỉ ngồi băm, phơi thuốc giúp ông bà như mọi khi, chị Phượng bắt đầu để tâm chú ý đến các cây thuốc hơn. Tranh thủ lúc bà không bận bốc thuốc, cô lại lân la tay theo bà học nghề. Do được tiếp xúc với các vị thuốc từ lúc còn bé, nên Phượng nhanh chóng nắm được những điều cơ bản của thuốc nam. Lâu dần, cô đã tích lũy được một lượng kiến thức quý báu về các vị thuốc cho riêng mình. Giờ đây, cô có thể nắm rõ đặc điểm của từng loại cây thuốc, cô lấy những ví dụ đơn giản như cây chìa vôi, cây na rừng là vị thuốc hiếm, cây dạ dày để chữa bệnh dạ dày chỉ mọc trên núi đá vôi mới có công dụng chữa bệnh nếu trồng trong vườn nhà sẽ trở thành cây dại bình thường.
Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền của chị Phượng được Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn cấp.
Niềm hạnh phúc nhất của cô gái trẻ này là việc những bệnh nhân cô bốc thuốc đều tiến triển khả quan. Nhớ lại những ngày đầu theo nghề thuốc, cô gái trẻ vẫn còn nguyên cảm giác rụt rè khi nghĩ rằng, tuổi mình còn nhỏ, sợ bốc thuốc ít người tin, nhưng chính những vị khách đầu tiên đã khích lệ cô rất nhiều. Giờ đây, chị Phượng đã có thể tự tin chữa được một số bệnh như: Sỏi thận - sỏi mật - sỏi gan, khớp, thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống, gan - viêm gan - xơ gan, dạ dày, tiểu đường, mất ngủ, máu nhiễm mỡ - gan nhiễm mỡ.
Nói về bài thuốc chữa mất ngủ, chị Phượng cho biết, bài thuốc rất đơn giản chỉ có 6 vị thuốc, trong đó vị chính là lạc tiên, bình vôi và quả na rừng, riêng ai bị cường tim thì cho nhiều cam thảo.
Hiện tại, sự tin tưởng mà bệnh nhân dành cho thầy thuốc trẻ này đã lan tới những khách hàng ở xa như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sài Gòn, Hà Nội…đặc biệt cả những người Việt định cư bên Mỹ, Anh, Campuchia cũng nhờ chị cắt thuốc.
Đối với những người ở xa, cô bốc thuốc qua miêu tả triệu chứng của các bệnh nhân nhưng với những trường hợp nặng, sức khỏe bệnh nhân quá yếu thì bao giờ chị cũng yêu cầu họ đến bệnh viện kiểm tra trước, sau đó mới bốc thuốc dựa trên cả tây y kết hợp với nam y để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Không chỉ được nhận những kinh nghiệm quý báu cả đời bà ngoại đã đúc rút mà cô Phượng còn nhận được những lời dặn dò về cái tâm trong nghề. Cho nên, trong tay cô luôn có một cuốn sổ nhỏ, ghi lại thông tin chi tiết của bệnh nhân về tình trạng bệnh, số lượng thuốc đã bốc, ngày đến lấy thuốc. Cô còn cẩn thận, gọi điện hỏi thăm tình trạng người bệnh sau khi dùng thuốc của cô.
Tiếp xúc với cô Phượng dễ dàng nhận thấy trong đôi mắt của người thầy lang trẻ này là niềm đam mê và một cái tâm nghiêm túc cho công việc cứu người. Hỏi cô có tiếc không khi bao năm vất vả để có được tấm bằng cử nhân tài chính ngân hàng, có được công việc hành chính nhàn nhã giờ lại chuyển sang một nghề chẳng mấy dính líu đến tiền bạc. Cô cười: “Điều may mắn nhất của tôi là được sự ủng hộ nhiệt tình của chồng và bố mẹ chồng. Tôi không tiếc nuối khi đã nghỉ việc về học nghề và làm nghề thuốc nam theo bà ngoại”.
Ông Đồng Văn Chung - Chủ tịch Hội đông y xã Chiến Thắng (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nhận xét: “Chị Phượng là thành viên trẻ tuổi nhất của hội, chị có ý thức trách nhiệm cao đối với nghề thuốc. Những bài thuốc của chị được thừa kế gia truyền từ bà ngoại - một bà lang giỏi - nên số lượng người bệnh tin dùng và được chữa khỏi ngày một nhiều”.
Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với chị Phượng theo số điện thoại: 0986339776 hoặc 0966151683
|