Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Cướp Phết đã qua, Đền Trần không phát ấn

10/02/2020 16:16

Kinhte&Xahoi Chủ trương tạm dừng lễ hội để phòng, chống dịch bệnh được thực hiện răm rắp, tuy nhiên các đoàn kiểm tra của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) nêu hiện trạng nhiều người dân còn thờ ơ với việc phòng ngừa lây nhiễm virus.

Nhiều người dân lễ phủ Tây Hồ (Hà Nội) không đeo khẩu trang

'Đóng cửa' lễ hội

Lãnh đạo Bộ VHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản Văn hóa và Thanh tra Bộ kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra tại một loạt địa phương đã công bố dịch, hoặc là nơi diễn ra nhiều lễ hội thu hút đông du khách. Sau khi kiểm tra một số lễ hội và di tích tại Hà Nam, Hưng Yên, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, đánh giá, nhiều địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ VHTTDL về việc dừng, giảm quy mô, thời gian tổ chức lễ hội.

Lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định luôn thu hút hàng vạn người trong đêm khai ấn, năm nay vắng lặng chưa từng có. Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý (BQL) di tích đền Trần, chùa Tháp, khẳng định, tối 14 tháng Giêng chỉ có nghi lễ dâng hương trong đền do các cụ cao niên phường Lộc Vượng đảm nhiệm, diễn ra trong 30 phút. Mọi hoạt động như lễ rước, trò chơi dân gian đều không thực hiện theo đúng tinh thần của Thủ tướng, Bộ trưởng VHTTDL nêu trong công điện. Nhà đền năm nay không phát ấn nên ngày rằm (8/2) khung cảnh vắng lặng. Những khách đăng ký từ trước được nhà đền trả ấn, hỗ trợ gửi lộc đối với du khách ở xa.

Hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) khiến các nhà quản lý, chính quyền địa phương đau đầu vì màn cướp phết, nay cũng không tổ chức, phần vì lo ngại của chính quyền, phần khác do dịch bệnh. Các cụ cao niên năm nay chỉ thực hiện nghi lễ dâng hương tại đền, sau đó đóng cửa đền, vì vậy hàng quán quanh không gian lễ hội như mọi năm không còn. Người dân và du khách thập phương cũng không đổ về quây kín khu vực này như mọi năm.

Lễ hội chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc đều dừng tổ chức theo đúng tinh thần của Nhà nước, ngành văn hóa. Người dân tới hai điểm du lịch tâm linh này cũng thưa vắng hơn hẳn, dù trước thời điểm có công điện dừng lễ hội, hàng vạn người trong ngày vẫn đổ về đây.

Một loạt lễ hội có tiếng của Bắc Ninh như Hội Lim, lễ hội Kinh Dương Vương, lễ hội Đền Đô, lễ hội làng Diềm và hoạt động Tuần Văn hóa Du lịch Bắc Ninh-Hà Nội 2020 tạm dừng tổ chức.

Chủ quan

 “Qua thực tế kiểm tra, tại một số di tích, chỉ khoảng 50% người dân đi lễ có đeo khẩu trang, còn nhiều người vẫn chủ quan với việc phòng chống dịch bệnh”, bà Ninh Thị Thu Hương trả lời Tiền Phong. Đoàn kiểm tra đến đền Mẫu (Hưng Yên), chùa Tam Chúc (Hà Nam), đền Lảnh Giang (Hà Nam), đền Kiếp Bạc (Hải Dương)..., nhận thấy dù dừng tổ chức lễ hội nhưng vẫn có đông du khách đến hành lễ, tuy nhiên đáng lo ngại là các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh chưa được thực hiện đầy đủ.

“Khi đoàn kiểm tra tới, các BQL di tích nêu trên có biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch trên loa nhưng chưa thường xuyên, bảng thông báo yêu cầu du khách đeo khẩu trang còn ít, nhiều nơi phát khẩu trang miễn phí cho người dân nhưng lượng du khách quá đông nên không đủ phát...”, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở nói. Không gian tại di tích luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cho nên việc nâng cao ý thức phòng ngừa là điều đoàn kiểm tra quan tâm.

Tại đền Mẫu (Hưng Yên), không gian khá chật hẹp vẫn có nhiều người dân đến hành lễ. BQL di tích chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh như thông báo trên loa, chưa có biển hướng dẫn. Người dân vẫn điềm nhiên đến di tích mà không đeo khẩu trang. Không có biển cảnh báo, không tuyên truyền trên loa về dịch bệnh và người dân còn thờ ơ với đeo khẩu trang cũng diễn ra tại đền Cô Bơ (quần thể di tích Lảnh Giang, tỉnh Hà Nam). Lượng người đến chùa Tam Chúc thưa vắng hơn; BQL nơi đây chưa chú trọng tuyên truyền về dịch, chưa khuyến cáo người dân phòng chống dịch bệnh tại thời điểm đoàn tới kiểm tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ VHTTDL đánh giá cao sự vào cuộc thực hiện dừng tổ chức lễ hội và tuyên truyền phòng dịch của tỉnh Thanh Hóa. Một số lễ hội tại Thanh Hóa như lễ hội Am Tiên, Mường Khô, lễ hội dâng hương đền Trung túc vương Lê Lai... dừng tổ chức. Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Công Trung dẫn đầu đoàn đã kiểm tra thực tế tại một số di tích ở Thanh Hóa như đền Sòng (thị xã Bỉm Sơn), đền Cô Bơ (huyện Hà Trung), đền Bà Triệu (huyện Hậu Lộc)... BQL các di tích này thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh như tuyên truyền trên loa đài, in, phát hành tờ rơi, dựng panô khuyến cáo người dân, chuẩn bị nước rửa tay phục vụ người dân khi vào đền, chùa hành lễ.

Di tích đền Củi và chùa Hương (Hà Tĩnh) không có hoạt động lễ hội, tuy thế, người dân và du khách vẫn về hành lễ khá đông. BQL phát tờ rơi, phát khẩu trang miễn phí cho du khách, có khuyến cáo tại cổng ra vào điểm bán vé. Cục Văn hóa cơ sở đề nghị BQL tiếp tục tăng cường khuyến cáo, phát loa tuyên truyền việc phòng dịch, chấn chỉnh tình trạng ăn xin, chú trọng phòng chống dịch bệnh tại khu vực hàng quán.

Khách về lễ tại đền Kiếp Bạc (Hải Dương) cũng không cần khẩu trang Ảnh: THU HƯƠNG

  Khách đến Văn Miếu (Hà Nội) vào khoảng hơn 2 nghìn khách/ngày, giảm khoảng 50% so với thời điểm không có dịch. Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cho biết, Trung tâm tích cực phát khẩu trang miễn phí cho du khách, tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh phòng dịch. “Di tích hầu như vắng bóng người Việt, chủ yếu là khách nước ngoài. Khách đi theo đoàn chủ động đeo khẩu trang, có ý thức tốt thực hiện các biện pháp phòng dịch tại di tích”, ông Kiêu nói.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Tiền Phong/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/cuop-phet-da-qua-den-tran-khong-phat-an-d116978.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com