Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Đất chật người đông, Thượng Hải trả tiền cho dân hải táng

05/04/2019 10:54

Kinhte&Xahoi Thượng Hải đã đưa ra các biện pháp để khuyến khích người dân chọn hải táng kể từ năm 1999

Thủ tục an táng trên biển (hải táng) tại Thượng Hải rất đơn giản: Sau khi kết thúc lễ tang trên thuyền, thân nhân người quá cố sẽ rải tro cốt của người đã khuất và thả những cánh hoa xuống nước rồi cúi đầu về phía biển để từ biệt.

Ảnh: China Daily

Theo một báo cáo của Trung tâm Tang lễ Thượng Hải, tro cốt của 44.652 cư dân quá cố trong thành phố đã được rải xuống biển kể từ khi thành phố bắt đầu hải táng vào năm 1991.

Nhu cầu được rải tro cốt xuống đáy đại dương ngày càng tăng cao khi các cư dân Thượng Hải không còn tâm niệm phải được chôn cất trong những ngôi mộ nguy nga sau khi qua đời, theo China Daily.

Wang Yan, một quản lý tại Feisi, nhà điều hành dịch vụ hải táng duy nhất trong thành phố, cho biết có khoảng 4.132 người được an táng trên biển vào năm 2018. Cô hy vọng con số này sẽ tăng lên tới 4.500 người trong năm nay. Năm 1991, chưa đến 300 người quá cố được hải táng.

Wang cho biết công ty cô cung cấp dịch vụ này hai lần một ngày và 7 ngày một tuần, với một thuyền có khả năng chở hơn 300 người.

Thượng Hải đã đưa ra các biện pháp để khuyến khích người dân chọn hải táng kể từ năm 1999. Thành phố sẽ hỗ trợ một khoản tiền cho thân nhân của những người quá cố. Số tiền này lên tới 4.600NDT (gần 16 triệu đồng) trong năm nay, trong đó gia đình người quá cố nhận được 3.000NDT (10 triệu đồng) còn công ty mai táng nhận được 1.600NDT (gần 6 triệu đồng).

Kể từ năm 2007, Thượng Hải đã chọn ra một ngày kỷ niệm chung cho những người được hải táng, thường diễn ra vào tháng Ba, trước lễ Thanh Minh.

Người Trung Quốc có truyền thống chôn cất người quá cố trong những chiếc quan tài bên cạnh tổ tiên của họ trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, với dân số tăng nhanh, phong tục này đã gây áp lực đối với tài nguyên đất của quốc gia này.

Trung Quốc cấm chôn người chết trong các khu vực đông dân cư trong vài năm trở lại đây. Chỉ có ngoại lệ đối với 10 dân tộc thiểu số. Hầu hết các cư dân thành thị đều chọn hỏa táng sau khi chết và tro cốt của họ sẽ được đặt vào các ngôi mộ trong nghĩa địa.

Theo Báo cáo Phát triển Dịch vụ Tang lễ Trung Quốc của Bộ Nội vụ, hàng năm có khoảng 8 triệu người qua đời tại Trung Quốc và những ngôi mộ có sẵn ở hầu hết các tỉnh thành được dự kiến sẽ được sử dụng hết trong vòng 10 năm.

Số người hải táng sẽ tăng lên tới 4.500 người năm 2019

Tại Thượng Hải, tổng số đất có sẵn tại các nghĩa địa là khoảng 8 triệu mét vuông vào năm 2013, theo Sở Nội vụ Thượng Hải, giảm nhiều so với vài năm trước (30 triệu mét vuông).

Giá mua một chỗ trong nghĩa địa đã tăng cao, với một vài ngôi mộ ở Thượng Hải được tin là có giá lên tới 300.000NDT (1 tỷ đồng). Các biện pháp an táng sinh thái, trong đó có hải táng và chôn cất dưới gốc cây đã xuất hiện như một cách thay thế, trong đó an táng trên biển được nhiều người lựa chọn nhất.

"Hải táng rẻ hơn so với cất giữ tro cốt trong một ngôi mộ, không phải bảo trì và tiện lợi hơn nhiều hình thức an táng khác", Zhong Fulan, chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Dân gian Thượng Hải tại Đại học Sư phạm Hoa Đông nói.

"Mẹ tôi dặn tôi rải tro của bà xuống biển sau khi bà chết với hy vọng tiết kiệm đất cho đất nước", một người phụ nữ họ Shen nói với The Paper. Mẹ của Shen đã qua đời vào năm 2003.

Shen đã tham dự ngày kỷ niệm chung thường niên của thành phố trong 15 năm liên tiếp. "Tôi bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn của mẹ, nên tôi cũng sẽ chọn một cách an táng sinh thái khi tôi năm xuống", cô nói.

Một phụ nữ họ Liao cho biết người cha quá cố của cô đã chọn hải táng vì ông gắn bó sâu sắc với biển. "Cha tôi sinh ra ở Thượng Hải và rất yêu sông, biển nhưng ông ấy đã sống cả đời trong đất liền, ở tận Thiểm Tây xa xôi", Liao nói.

Cô đã đưa tro cốt của cha về Thượng Hải để hải táng cách đây 5 năm. "Cuối cùng, ước nguyện trở về nhà của ông ấy cũng thành hiện thực", Liao cho biết.

Khi ngày càng nhiều người chọn hải táng, Wang Yan tiết lộ các dịch vụ của Feisi đang được cải tiến. "Chúng tôi đã có thuyền để tổ chức tang lễ và xây dựng một đội ngũ nhân viên lành nghề", Wang nói.

Thời tiết vẫn đang là một thách thức: Chỉ có vào tháng Tư, tháng Năm và tháng Mười mới phù hợp hải táng tại Thượng Hải. Tuy nhiên, trong ba tháng này, họ đã có đủ thời gian để đáp ứng nhu cầu hiện tại của người dân thành phố.

"Chúng tôi sẽ phục vụ tốt hơn và mở ra các dự án liên quan mới để khuyến khích phương pháp chôn cất sinh thái này cho các cư dân", cô khẳng định

Theo Vietnamnet/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com