Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Để dân tin, dân nhận cán bộ

10/08/2020 17:43

Kinhte&Xahoi Có hai trường hợp điều động cán bộ trẻ vừa được hai tỉnh ủy tiến hành cuối tháng 7-2020 đem lại nhiều băn khoăn trong dư luận xã hội.

Xét về bằng cấp, tiêu chuẩn - cả hai cán bộ này đều đáp ứng với vị trí công tác mới được cấp trên điều động, chỉ định đảm nhiệm. Điều khiến dư luận đảng viên, nhân dân băn khoăn là cách điều động, phân công nhiệm vụ của cấp ủy với hai cán bộ này lại giống với điều mà Ban Tổ chức Trung ương khi rút kinh nghiệm qua tổ chức đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở toàn quốc đầu tháng 7-2020 đã đánh giá: “Một vài nơi bầu thiếu chức danh bí thư, phó bí thư nhưng lại được cấp ủy cấp trên chỉ định ngay sau đại hội, chưa tạo được sự đồng thuận của đảng viên và nhân dân”.

Trường hợp thứ nhất là Bí thư Tỉnh đoàn tỉnh B. Đồng chí này được Tỉnh ủy điều động, chỉ định làm bí thư thành ủy một thành phố trực thuộc tỉnh ngày 22-7, để thay thế cho đồng chí bí thư cũ. Điều dư luận băn khoăn nhất ở đây là sự điều động, giao nhiệm vụ thay thế này diễn ra chỉ sau 1 tháng đại hội đảng bộ của thành phố này, mà tại đó các đại biểu đã tín nhiệm bầu tái cử đồng chí bí thư thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Dư luận còn băn khoăn rằng việc giao nhiệm vụ cho một đồng chí mới 36 tuổi, quá trình cống hiến ở diện rộng chưa nhiều… nay đứng đầu một địa phương quan trọng, liệu có hoàn thành được nhiệm vụ? Trước tình hình dư luận, Tỉnh ủy tỉnh B. đã xem xét lại và chỉ 13 ngày sau, quyết định điều động đồng chí cán bộ trẻ này sang làm phó giám đốc sở lao động - thương binh và xã hội của tỉnh. Người về thay thế đồng chí cán bộ trẻ là một ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, có bề dày và kinh nghiệm công tác nhiều hơn.

Trường hợp thứ hai, cũng đủ điều kiện về bằng cấp, là tỉnh ủy viên, bí thư tỉnh đoàn… và vị trí công tác mới được điều động, chỉ định đảm nhiệm cũng là làm bí thư một huyện. Chỉ khác là địa bàn ở tỉnh T., một tỉnh phía Nam. Cách điều động, giao nhiệm vụ mới cho đồng chí này còn “gấp gáp” hơn: Công bố và trao quyết định ngay trong quá trình tổ chức đại hội đảng bộ huyện. Cụ thể là ngay sau khi đại hội đảng bộ huyện hoàn tất việc bầu cử ban chấp hành khóa mới nhưng thiếu một vị trí.

Từ góc độ đảng viên và nhân dân, rõ ràng sự kiện toàn cán bộ vội vã, gấp gáp của 2 tỉnh ủy nọ tất sẽ dẫn tới sự băn khoăn chính đáng của dư luận về quá trình chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng của cấp ủy địa phương. Bên cạnh đó còn là sự đánh giá về chất lượng cán bộ so với yêu cầu công tác đảm nhiệm.

Nhìn rộng hơn qua một số trường hợp cán bộ được điều động, luân chuyển từ nơi khác về địa phương và không được bầu vào ban chấp hành tại đại hội - dẫu không phải là phổ biến, song vấn đề thời điểm điều động quá gần với ngày tổ chức đại hội cũng như mối quan hệ giữa công tác cán bộ với dư luận xã hội, là điều không thể không tính đến.

Sự băn khoăn của dư luận đòi hỏi cần có lời giải thỏa đáng về uy tín cán bộ trước dân!

Cách đây 73 năm, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý rất kỹ việc lựa chọn cán bộ phải dựa vào 4 nhóm tiêu chuẩn sau: “1) Những người tỏ ra trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh; 2) Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng, luôn luôn chú ý tới lợi ích của dân chúng. Như thế thì dân mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ; 3) Những người có thể phụ trách và giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn. Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo. Người lãnh đạo đúng đắn thì cần phải: Khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn; 4) Những người luôn luôn giữ kỷ luật”.

Từ 4 “thước đo” với cán bộ trước công việc, trước dân, trước thực tiễn và trước tổ chức này, rõ ràng có một điều thuộc về chân lý: Chỉ khi thuyết phục được dân, để dân tin, thì dân mới tự nguyện “nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ”. Và ngược lại…

Cần làm gì để dân tin, “dân nhận cán bộ” như lời Bác dạy?

Muốn dân tin, trước hết, cán bộ phải khẳng định được phẩm chất, năng lực, đạo đức của mình trước dân. Trong bài viết “Cán bộ và đời sống mới” đăng trên Báo Sự thật ngày 2-9-1947, Bác Hồ viết: “Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó, mà muốn được lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời”.

Đánh giá về cán bộ, trước hết bắt đầu từ hiệu quả công tác. Đó là nhiệm vụ của tập thể lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cán bộ nằm trong tổ chức. Cho nên tổ chức phải có trách nhiệm làm sao để cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện dần hoàn thiện đủ đức, đủ tài sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ trước dân. Quá trình này đòi hỏi phải được tiến hành theo đúng Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (ngày 19-5-2018) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân; đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng”…

Tổ chức cũng còn có trách nhiệm phải làm sao để nhân dân biết được về cán bộ của mình, cũng như tìm cách “đo” cho được tín nhiệm từ lòng dân. Vì thế, bên cạnh sự đánh giá của tập thể nơi công tác, còn có thể đánh giá tại nơi cư trú thông qua quy định về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú (Quy định số 213-QĐ/TƯ ngày 2-1-2020).

Cũng có thể đánh giá định kỳ qua sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; nhưng cũng có thể “đo” cán bộ qua các hoạt động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và đông đảo nhân dân thông qua những cơ chế như: Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (Quyết định số 218-QĐ/TƯ ngày 12-12-2013 của Ban Chấp hành Trung ương); thực hiện giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên (Quyết định số 124-QĐ/TƯ ngày 2-2-2018 của Ban Chấp hành Trung ương)…

Những cơ chế đã và đang đưa công tác cán bộ của Đảng trở thành công việc của dân, vì dân.

Khi dân biết, dân hiểu và dân tin cán bộ, ắt dân sẽ “nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ”.

Đó cũng là lúc “ý Đảng” thật sự gặp “lòng Dân”!

 Long Hà - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/chong-tu-dien-bien/975388/de-dan-tin-dan-nhan-can-bo

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com