Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ nhất: Gợi mở tương lai thống nhất trong đa dạng của ASEAN

23/04/2024 12:54

Kinhte&Xahoi Ngày 23-4, Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ nhất năm 2024 (AFF 2024) với chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc AFF 2024. Ảnh: Nguyễn Thúc.

AFF 2024 do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, là sáng kiến đa phương quy mô lớn của Việt Nam.

Tham dự Lễ khai mạc, về phía Việt Nam có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Về phía quốc tế có: Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone; Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn; cùng các vị bộ trưởng, người đứng đầu ngành ngoại giao các nước trong khu vực.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, sự tham gia đông đảo của các đại biểu từ ASEAN, các đối tác và các tổ chức quốc tế thể hiện sự quan tâm sâu sắc, hưởng ứng tích cực sáng kiến mới này của Việt Nam, trong nỗ lực định hình tương lai chung cho ASEAN và khu vực.

Theo Thủ tướng, bàn về tương lai và hoạch định tương lai trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh thế giới đứng trước bước ngoặt lớn, với ba xu hướng chiến lược. Một là, cạnh tranh phân tách ngày càng gay gắt với các khu vực, đặt ra những thách thức lớn với môi trường hòa bình, đoàn kết, hợp tác, phát triển ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Hai là, xu hướng bùng nổ của các xu hướng mới, vừa mở ra cơ hội phát triển đột phá, vừa tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu, nhất là các nước đang phát triển. Ba là, xu hướng phát triển bền vững, bao trùm và kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn… vừa là cơ hội, vừa tạo sức ép lớn, đòi hỏi phải có tư duy, cách tiệm cận mới mang tính toàn cầu, toàn diện, toàn dân, vì lợi ích lâu dài.


Ngày mai bắt đầu từ hôm nay. Việt Nam sẽ nỗ lực hơn nữa cùng các quốc gia thành viên, đối tác và bạn bè quốc tế, nhất là các nước ASEAN, chung tay viết tiếp câu chuyện thành công, mở ra tương lai thống nhất trong đa dạng, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, lấy con người làm trung tâm, chủ thể cho sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính 

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tuy còn một số tồn tại, có thể khẳng định, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay, song cũng chưa bao giờ khu vực phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay. Thủ tướng cho rằng, ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác, phát triển, là tâm điểm của hàng loạt sáng kiến, liên kết ở khu vực nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược gay gắt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, gần ba thập kỷ tham gia ASEAN, Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế, quốc phòng; luôn nỗ lực hết mình vì cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng nêu rõ, con đường phát triển của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập luôn gắn liền với ASEAN và đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ chặt chẽ này; đồng thời nhấn mạnh, thành công của Việt Nam thể hiện tính đúng đắn, chiến lược của các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc AFF 2024. Ảnh: Nguyễn Thúc.

Chia sẻ với bạn bè quốc tế về những nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Theo Thủ tướng, là nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi, với quy mô khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu của Việt Nam còn hạn chế với các cú sốc bên ngoài, cũng là thách thức chung mà nhiều quốc gia ASEAN phải đối mặt. Trên cơ sở đó, Thủ tướng cho rằng, trên hành trình phát triển, đòi hỏi phải có sự chung sức, đồng lòng của tất cả các thành viên, sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác, bạn bè quốc tế, kiên trì theo đuổi cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện để “ngôi nhà chung” ASEAN vững vàng trong mọi hoàn cảnh, phát triển nhanh, bền vững.

Nêu rõ, ASEAN đang hướng đến mục tiêu đến năm 2045 với khát vọng về một cộng đồng phát triển năng động, gắn kết, tự cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần thực hiện các tăng cường sau để thực hiện mục tiêu:

Thứ nhất, tăng cường đoàn kết, hợp tác, thống nhất, nêu cao tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ chiến lược của ASEAN; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN; tôn trọng sự khác biệt, bảo đảm hài hòa lợi ích; kiên định lập trường nguyên tắc của ASEAN về an ninh, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, tăng cường tin cậy chiến lược trong ASEAN trong quan hệ với các đối tác, góp phần ngăn ngừa xung đột, duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, tăng cường chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Thứ tư, làm mới lại các động lực tăng trưởng truyền thống là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.

Thứ năm, tăng cường, huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hợp tác công - tư, tạo đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực, hạ tầng và quản trị quốc gia giúp ASEAN phát triển nhanh, bền vững.

Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Thúc.

Phát biểu tại Lễ khai mạc AFF 2024, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024, Sonexay Siphandone nhấn mạnh vào chủ đề “Hợp tác vì một ASEAN gắn kết và tự cường”, đồng thời, điểm lại quá trình ASEAN thích ứng với những thay đổi trong môi trường và xu thế của khu vực và quốc tế qua từng thời kỳ, từng bước đạt được những thành tựu.

Bài phát biểu của Thủ tướng Lào nhấn mạnh, ASEAN cần tiếp tục đề cao các nguyên tắc cơ bản của ASEAN hay phương thức ASEAN, đồng thời, tăng cường sự gắn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.

Thủ tướng Lào cũng đề cao sự tăng cường hợp tác của ASEAN để nâng cao năng lực trong mọi lĩnh vực, bao gồm xây dựng năng lực thể chế nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức và nắm bắt các cơ hội do các xu hướng lớn mang lại trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào phát triển khoa học và công nghệ, chung tay giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và môi trường.

Theo Thủ tướng Lào, ASEAN cần tăng cường hơn nữa hợp tác với các đối tác bên ngoài để hợp tác thực chất và có ý nghĩa, đồng thời, nâng cao vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN, qua đó, góp phần vào nỗ lực tập thể hướng đến củng cố Cộng đồng ASEAN.


ASEAN phải làm chủ vận mệnh của mình bằng cách nhất quán duy trì các mục tiêu cơ bản của ASEAN là duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác nhằm củng cố Cộng đồng ASEAN và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ASEAN và vai trò của ASEAN.

Thủ tướng CHDCND Lào Sonexay Siphandone 

Chia sẻ ý kiến về AFF 2024, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho rằng, Việt Nam có tầm nhìn xa về vấn đề này và việc tổ chức diễn đàn tập trung vào tương lai của ASEAN phù hợp với những gì ASEAN hiện đang theo đuổi trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và bốn phiên bản chiến lược của tầm nhìn. Tổng Thư ký ASEAN nhấn mạnh, với vị thế thành viên chủ chốt của ASEAN về các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội, Việt Nam có thể đóng vai trò tiên phong trong mọi lĩnh vực.

Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Nguyễn Thúc.

Về AFF 2024, Tổng Thư ký ASEAN cho rằng, diễn đàn lần này diễn ra rất kịp thời và cấp thiết trước vô số thách thức mà khu vực và Chính phủ các nước thành viên ASEAN đang phải đối mặt.

"ASEAN luôn là một phần của các giải pháp trong nhiều năm qua. ASEAN là tiếng nói đại diện cho hòa bình, là tiếng nói đại diện cho hợp tác chứ không phải xung đột, là tiếng nói ủng hộ, gắn kết chứ không phải thỏa hiệp. Với Diễn đàn Tương lai ASEAN, tôi mong rằng, diễn đàn lần này sẽ đóng vai trò như một cơ chế của ASEAN để hoan nghênh tất cả các ý tưởng và khuyến nghị chính sách mới. Đây sẽ là giá trị gia tăng của diễn đàn", Tổng Thư ký ASEAN nêu rõ.

Phát biểu qua thông điệp video gửi tới diễn đàn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá, các nước ASEAN đã xây dựng những nền kinh tế năng động, kiên cường và đầy đa dạng trong gần 6 thập kỷ qua. Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ASEAN đại diện cho tiếng nói mạnh mẽ của hòa bình, đối thoại thẳng thắn, giải trừ vũ khí, và không phổ biến vũ khí trên toàn cầu, và AFF sẽ giúp khu vực phát triển bền vững và xác định mục tiêu cho quãng đường phía trước.

Các đại biểu theo dõi thông điệp video của Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi tới diễn đàn. Ảnh: Nguyễn Thúc.

Đề cập đến Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc vào tháng 9 tới, Tổng Thư ký Antonio Guterres khẳng định, đây sẽ là cơ hội để thế giới đoàn kết và chia sẻ giải pháp nhằm hình thành tương lai tốt đẹp và thịnh vượng hơn. “Các nước ASEAN có vai trò then chốt trong bối cảnh đó, và chúng tôi mong đợi nâng cao quan hệ đối tác với ASEAN lên tầm cao mới”, Tổng Thư ký Liên hợp quốc kỳ vọng.

Trước đó, trong phát biểu chào mừng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong một thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc, diễn đàn đối thoại 1.5 như AFF 2024 hướng đến giải quyết những thách thức chung của khu vực, chẳng hạn như làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trước những thay đổi trong môi trường chiến lược, cách cân bằng những lợi ích đa dạng của các quốc gia thành viên; làm thế nào để bảo đảm sự hài hòa giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN và ASEAN với các đối tác có thể làm gì để bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững cũng như xây dựng một cộng đồng ASEAN luôn đặt người dân làm trung tâm(?)…

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, bằng cách tụ hội nhiều bên liên quan, bao gồm các nhà lãnh đạo, bộ trưởng, quan chức cấp cao, học giả, đại diện thanh niên và các tổ chức, diễn đàn hướng đến thúc đẩy trao đổi và thảo luận toàn diện, qua đó đưa ra ý tưởng và giải pháp có thể phục vụ nhu cầu của người dân một cách tốt nhất. Bộ trưởng kỳ vọng, Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ trở thành Diễn đàn thường niên của ASEAN, bởi ASEAN và vì ASEAN, vì lợi ích của người dân ASEAN.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Thúc.

* Sau Lễ khai mạc, các đại biểu đã bước vào các phiên thảo luận.

Tại Phiên toàn thể thứ nhất, các đại biểu tập trung thảo luận về những định hướng tương lai nhằm thúc đẩy Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, bao trùm và tự cường. Đại sứ Dino Patti Djalal, người sáng lập Cộng đồng Chính sách đối ngoại Indonesia chủ trì phiên họp. Nội dung trọng tâm trao đổi là những mô hình quản trị và chính sách giúp các nước ASEAN ứng phó hiệu quả với môi trường chiến lược phức tạp và những thách thức đang nổi lên để duy trì động lực tăng trưởng.

Các đại biểu cũng trao đổi về những phương cách áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu hài hòa giữa thịnh vượng và phát triển bền vững. Phiên thảo luận cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, nền kinh tế tuần hoàn, chuỗi cung ứng bền vững và đổi mới sáng tạo trong cung cấp các giải pháp giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế - xã hội nhưng vẫn gắn với bảo vệ môi trường.

Phiên toàn thể thứ hai thảo luận về cách tiếp cận toàn diện của ASEAN trong bảo đảm an ninh khu vực, thông qua xem xét tất cả các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường, trao đổi, đề xuất những hướng đi giúp ASEAN đóng góp hiệu quả hơn vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu, khẳng định vai trò và đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh khu vực và toàn cầu. Phiên thảo luận do Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam chủ trì.

* Chiều cùng ngày, diễn đàn bế mạc tại Hà Nội.

 Nguyễn Thúc - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/dien-dan-tuong-lai-asean-lan-thu-nhat-goi-mo-tuong-lai-thong-nhat-trong-da-dang-cua-asean-664374.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com