Bộ Công Thương vừa ban hành danh mục hàng hóa thiết yếu mới nhất

28/07/2021 07:00

Kinhte&Xahoi Trước những vướng mắc phát sinh từ việc thực hiện chỉ thị 16/Ct-TTg ở các tỉnh giãn cách xã hội trong lưu thông vận chuyển hàng hóa thiết yếu, chiều 27/7/2021, Bộ Công Thương đã gửi công văn hỏa tốc số 4481/BCT-TTTN đến Sở Công Thương các tỉnh, thành trên cả nước thông tin cụ thể về danh mục hàng hóa thiết yếu.

Trong công văn, Bộ Công thương đề nghị Sở công thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu như sau:

- Nhóm thực phẩm (bao gồm các mặt hàng theo danh mục phụ lục II, phục lục III và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 phụ lục IV ban hành kèm nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể tại phụ lục đính kèm.

- Nhóm hàng hóa nguyên liệu phục vụ (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...)

Danh mục hàng hóa thiết yếu mới nhất vừa được Bộ Công Thương ban hành.

- Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than...).

- Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, văn bản số 4481/BCT-TTTN là nhằm gỡ khó khăn, vướng mắc một cách tình thế cho việc lưu chuyển hàng hoá, vì bất cứ lúc nào lại có thể phát sinh thêm các mặt hàng cần tháo gỡ tương tự như mặt hàng sữa, nguyên liệu sản xuất...

Còn công văn số 4482 do thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ký đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa cấm lưu thông thay cho danh mục hàng hóa thiết yếu còn phải chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

“Nếu Thủ tướng đồng ý với Đề xuất của Bộ Công Thương theo văn bản 4482 thì mới tháo gỡ được việc lưu thông hàng hóa một cách triệt để được” - đại diện Bộ khẳng định.

Cụ thể các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa thiết yếu như sau:

 
 
 
 
 
 
 

 Nhật Thu - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lắng nghe tiếng nói của lao động nữ di cư

Người lao động là phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro, khi trở về lại tiếp tục chịu kỳ thị hoặc không có cơ hội việc làm tốt. Lắng nghe tiếng nói của lao động nữ di cư cần bắt đầu bằng việc thay đổi cách gọi mang sắc thái phù hợp hơn.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bo-cong-thuong-vua-ban-hanh-danh-muc-hang-hoa-thiet-yeu-moi-nhat-d161827.html