Xem nhiều

Cách Trung Quốc “né” cấm vận của Mỹ trong giao thương với Iran?

04/09/2018 08:37

Kinhte&Xahoi Để né lệnh cấm vận của Mỹ, Trung Quốc bắt đầu sử dụng các tàu chở dầu xuất phát từ Iran để mua dầu thô Iran trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút lui do lo ngại bị Washington trừng phạt.

Chuyên gia Ji Kaiyun, hiện làm việc tại Đại học Tây Nam, Trung Quốc cho rằng Trung Quốc luôn tìm cách nhập khẩu dầu thô Iran, bất chấp mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ, và lần này cũng vậy. Đặc biệt, Trung Quốc mua dầu Iran được bán ở mức giá chiết khấu bởi Tehran khó tìm được một thị trường khác cho sản phẩm của mình.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Trung Quốc – quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào dầu thô mua của Iran – thậm chí còn có thể được hưởng lợi từ các đòn trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt với nước cộng hòa Hồi giáo này.

Trung Quốc "né" cấm vận của Mỹ trong giao thương với Iran. Ảnh: TTXVN 

Vào đầu tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ông Trump cho biết Mỹ sẽ khôi phục tất cả các biện pháp trừng phạt chống lại đất nước này do cho rằng Tehran chưa đạt tiến bộ đáng kể trong vấn đề hạt nhân. 

Tuyên bố này đã khiến nhiều quốc gia choáng váng, trong đó có cả các đồng minh then chốt của Mỹ ở châu Âu. Sự thất vọng của Liên minh châu Âu (EU) là dễ hiểu: thị trường châu Âu tiêu thụ khoảng 40% lượng dầu khí xuất khẩu trên thế giới, và theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Iran xếp thứ 3 thế giới về trữ lượng dầu thô với 18,8 tỷ tấn.

Hơn nữa, theo tính toán của hãng tin Reuters, kể từ năm 2016 khối lượng đầu tư của EU vào các dự án của Iran đã lên đến hơn 20 tỷ USD.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi EU lên án quyết định của Tổng thống Trump và ngay lập tức tuyên bố rằng sẽ tiếp tục thực hiện thoả thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ, nhiều doanh nghiệp châu Âu đã rút khỏi Iran.

Lấy ví dụ, các lô hàng xuất khẩu của Iran không thể nào mua bảo hiểm do hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm đều ở EU hoặc Mỹ, và đều thẳng thừng từ chối phục vụ giao dịch với Iran.

Đây được cho là lý do tại sao Trung Quốc bắt đầu vận chuyển dầu thô của Tehran bằng các tàu xuất phát từ Iran. Theo Reuters, để bảo vệ nguồn cung của mình, Tập đoàn kinh doanh dầu mỏ Zhuhai Zhenrong cùng Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec) đã kích hoạt một điều kiện trong thỏa thuận cung cấp dài hạn với Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) trong đó cho phép các công ty này trong một số trường hợp nhất định sử dụng tàu chở dầu của Iran. 

Hiện Iran sẽ là bên cung cấp bảo hiểm cho việc vận chuyển dầu. Trước đó, Iran chủ yếu giao hàng theo hình thức FOB (giao hàng lên tàu), có nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng lên tàu và người mua phải có bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở.

Nói một cách rõ ràng hơn, điều này không thể được gọi là sự vi phạm lệnh trừng phạt. Bởi Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nước mua dầu thô Iran thông qua hệ thống tài chính của Mỹ, hay đơn giản hơn là mua bằng USD Mỹ. 

Tuy nhiên, dù Trung Quốc dùng nhân dân tệ (NDT) để thanh toán hợp đồng dầu thô với Iran, song tỷ lệ giao dịch bằng đồng tiền của Trung Quốc trên thị trường dầu mỏ thế giới vẫn là nhỏ. Vì vậy, Trung Quốc cũng vẫn có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt vì mua dầu thô của Iran.

Chuyên gia Ji Kaiyun bình luận rằng ngay cả trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các đòn trừng phạt của Washington sẽ trở thành điều không mấy quá đáng sợ đối với Trung Quốc nếu họ có khả năng đa dạng hoá nguồn cung cấp dầu thô. Hơn thế nữa, Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, bao gồm cả dầu đá phiến của Mỹ, vì vậy Bắc Kinh có thể sử dụng con bài Iran như một đòn bẩy để gây áp lực đối với Washington. 

Ông nói thêm: “Tehran khó tìm được một thị trường khác cho các sản phẩm của mình trong khi dầu thô của Iran rất quan trọng đối với Trung Quốc dù Trung Quốc vẫn có thể mua dầu thô ở những nước khác. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Iran đều đang đối đầu với Mỹ. Do đó, không có lý do gì để hai nước này từ chối hỗ trợ lẫn nhau. 

Ở một mức độ nhất định, hoạt động giao thương dầu thô giữa Trung Quốc và Iran có thể xem là cuộc tẩy chay Mỹ, nước vi phạm các quy định của WTO. Mặc dù Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ và không muốn đối đầu, song không có gì sai khi Trung Quốc gây áp lực lên Mỹ để đáp trả các áp lực từ Mỹ. Đây cũng là một yếu tố trong trò chơi chính sách đối ngoại”.

Trong khi những mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng tăng lên, điều quan trọng đối với Trung Quốc là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mua được dầu thô giá rẻ có thể xem là công cụ hữu ích giúp đảm bảo mục tiêu này.

 

Theo TTXVN/KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tập đoàn FLC chính thức ra mắt Hãng hàng không Bamboo Airways

“Sau 4 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo mô hình các hãng hàng không trên thị trường quốc tế, hôm nay, Tập đoàn FLC hân hạnh và tự hào giới thiệu đến toàn thể quý vị một thương hiệu mới: Hãng hàng không Bamboo Airways”, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết phát biểu tại sự kiện giới thiệu hãng hàng không Bamboo Airways, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quy Nhơn, Bình Định, ngày 18-8-2018.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com