Xem nhiều

Dự án dân cư 7/5 TP Hồ Chí Minh: Giao hàng chục ha đất dự án cho công ty vốn còn “0” đồng?

11/09/2018 19:17

Kinhte&Xahoi UBND TP.HCM “tạm giao đất” cho một công ty không được thẩm định năng lực, để rồi hàng chục năm sau hàng chục ha đất đó vẫn là một dự án… bỏ hoang. Sau đó hàng chục ha đất ấy lại rơi vào tay một công ty của người nước ngoài khi số vốn còn… “0” đồng?

Hàng chục ha đất lặng lẽ rơi vào Cty người nước ngoài

Ngày 30-6-2004, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 3243/QĐ-UB (QĐ số 3243), về việc “tạm giao đất” cho Cty 7/5 thuộc Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng để chuẩn bị đầu tư xây dựng khu dân cư tại phường Long Thạch Mỹ, Quận 9.

Việc UBND TPHCM ký QĐ số 3243 nêu trên vào ngày 31-6-2004 là rất “nhạy cảm” bởi chỉ 1 ngày sau (1-7-2004), Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, trong đó có quy định chặt chẽ hơn về thủ tục thu hồi đất, giao đất và GPMB. Nhiều người dân trong diện bị ảnh hưởng đã từng cho rằng, QĐ số 3243 trên được ký vội vàng nên đã không thể nêu rõ ranh giới, không nêu cụ thể diện tích đất, không xác định được số ô, số thửa, tờ bản đồ cụ thể… Đặc biệt, Quyết định trên đã đưa ra khái niệm mới không được quy định trong Luật Đất đai 1993 (sửa đổi, bổ sung 1998) là “tạm giao đất”.

Thực tế diễn biến sau đó cho thấy, tại thời điểm “tạm giao” trên thì năng lực của Cty 7/5 trong việc đầu tư thực hiện dự án đã không được thẩm định rõ ràng, chính xác. Điều này dẫn đến việc, cả chục năm sau, khu đất “tạm giao” trên vẫn bị để hoang hóa mà không có một dự án đầu tư nào được phê duyệt. Trong khi đó, theo Quyết định số 138/2004/QĐ-UB (ngày 18/5/2004) của UBND TPHCM thì căn cứ giao đất là quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (trường hợp dự án phải được phê duyệt theo quy định), dự án đầu tư (trường hợp dự án theo quy định không phải được phê duyệt). Tức là, đáng lẽ dự án đầu tư phải có trước khi ra quyết định thu hồi đất.

Không có một dự án nào được phê duyệt, cho đến 27-12-2014, Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định 5571/QĐ-BQP về việc giải thể Cty TNHH MTV 7/5.

Hàng chục nghìn m 2 đất ấy vẫn mang danh của Cty 7/5, đến nửa năm sau, ngày 25-6-2015, UBND TPHCM lại ban hành Quyết định số 3066/QĐ-UBNB để giao lại đất cho Cty TNHH A Sung thực hiện dự án khu dân cư 7/5. Theo Quyết định này, UBND TP HCM đã chính thức “chấm dứt việc tạm giao 324.000m 2 đất tại phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 cho Cty 7/5” đã nêu tại Quyết định ban hành trước đó 11 năm.

Cty TNHH A Sung được thành lập ngày 23-9-2013 với vốn điều lệ 1 tỉ đồng. Giám đốc Cty lúc đó là ông Trần Ngọc Thổ. Qua nhiều lần thay đổi đăng ký thông tin DN, đến thời điểm Cty A Sung được UBND TP HCM giao đất để thực hiện dự án thì Giám đốc Cty TNHH A Sung vẫn là ông Trần Ngọc Thổ.

Ngày 14-10-2016, UBND TP HCM cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số CC 336595 cho Cty TNHH A Sung, với diện tích 316.076,1m 2 .

Như vậy, đất dự án từ Cty 7/5 đã vào tay Cty A Sung trọn vẹn. Và khi dự án vẫn đang là bãi đất hoang thì Cty TNHH A Sung đã lại thay đổi đăng ký thông tin DN. Thành viên sáng lập Cty là bà Trần Thị Oanh Oanh và ông Trần Ngọc Thổ đã lần lượt rời khỏi Cty. Lần thay đổi ngày 2-2-2017, Giám đốc Cty TNHH A Sung là ông Lee Hyung Jin (quốc tịch Hàn Quốc).

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Trần Ngọc Thổ cho biết: Do biết Cty 7/5 bán đất dự án nên ông cùng bà Oanh đã thành lập Cty để thương thảo và mua lại với giá 250 tỉ đồng bằng tiền của người bạn quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó ông và bà Oanh đã phải rời khỏi Cty để cho người Hàn Quốc đứng tên đại diện DN.

Như vậy, hàng chục ha đất rơi vào Cty người nước ngoài như một lộ trình có sự sắp đặt chứ không phải chuyện ngẫu nhiên.

Khi thành lập, Cty A Sung có vốn điều lệ 1 tỉ đồng. Trước khi mua đất dự án của Cty 7/5 thì số vốn điều lệ được thay đổi tăng lên 250 tỉ. Như thông tin ông Thổ cung cấp, Cty A Sung đã chuyển cho cty 7/5 tiền mua đất 250 tỉ. Vậy là sau khi mua được đất dự án của Cty 7/5 thì Cty A Sung đã rỗng ruột với số vốn còn… “0” đồng. Với năng lực như trên thì Cty A Sung liệu có khả năng thực hiện dự án thương mại? UBND TP.HCM căn cứ vào đâu để giao hàng chục ha đất cho Cty A Sung một cách dễ dàng đến vậy?

Có dấu hiệu làm thất thoát tài sản Nhà nước?

Năm 1976, ông Nguyễn Bác là một trong những người di dân về phường Long Thạnh Mỹ theo quy hoạch vùng kinh tế mới của Thành ủy TP.HCM. Ngoài diện tích đất được TP.HCM giao để canh tác, gia đình ông Bác có khai phá thêm một phần đất hoang liền kề. Đến năm 1980, ông Bác nhượng lại cho ông Nguyễn Văn Oai.

Hơn 6 năm sau kể từ khi “tạm giao đất” cho Cty 7/5, mặc dù chưa từng có một dự án được phê duyệt, việc “tạm giao đất” không nằm trong bất cứ một quy định nào của Nhà nước. Vậy mà ngày 21-9-2010, UBND quận 9 ban hành Quyết định số 1496/QĐ-UBND-BBT về việc công bố giá trị bồi thường đối với hộ ông Nguyễn Văn Oai? Tại Quyết định này, UBND quận 9 lập phương án bồi thường cho gia đình ông Oai diện tích 6.963,4m 2 .

Phương án bồi thường lập ra rồi… để đấy, do việc “tạm giao đất” cho Cty 7/5 không thể hình thành được một dự án nào được phê duyệt, không có một quyết định giao đất cụ thể nào, vào mục đích gì? Đến ngày 14-7-2015, sau 20 ngày kể từ khi UBND TP.HCM chính thức có quyết định giao đất cho Cty A Sung, UBND quận 9 đã sốt sắng ban hành Quyết định số 199/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Nguyễn Văn Oai khi chưa có bất cứ một Quyết định thu hồi đất nào???

Ông Nguyễn Văn Oai xót xa trước hàng nghìn m 2 đất từng bị cưỡng chế “oan” rồi bỏ hoang trong nhiều năm nay.

Tại Quyết định số 199, UBND quận 9 thông báo sẽ giải phóng mặt bằng 6.963,4m 2 đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Oai. Thế nhưng sau quyết định ấy thì ngày 11-3-2016, Hội đồng cưỡng chế giải phóng mặt bằng quận 9 lại san phẳng toàn bộ 8.400m 2 đất mà gia đình ông Nguyễn Văn Oai đang sử dụng.

Không dừng lại ở đó, Hội đồng cưỡng chế còn “tiện tay” đập phá cả công trình và tài sản trên khoảng 1.000m 2 đất của hộ ông Nguyễn Minh Dũng, và tài sản trên đất của hộ ông Nguyễn Văn Anh, là những diện tích đất không thuộc quy hoạch dự án. “Do không có nơi ở thứ 2 nên sau việc cưỡng chế sai quy định của UBND quận 9 đã đẩy 2 hộ gia đình ông Nguyễn Minh Dũng và Nguyễn Văn Anh ra đường” – Một người dân tại phường Long Thạnh Mỹ cho biết.

Tương tự, năm 1979, gia đình ông Hoàng Xuân Lịch khai hoang diện tích 5.280m 2 thuộc một phần lô số 10, tờ bản đồ số 5, ấp Giãn Dân phường Long Thạnh Mỹ. Năm 1992, ông Hoàng Xuân Lịch giao lại diện tích đất nói trên cho vợ chồng ông Phan Như Hải và bà Nguyễn Thị Lịch. Năm 2000, vợ chồng ông Hải bà Lịch chuyển nhượng lại cho ông Vũ Văn Cường 3.000m 2 . Ông Vũ Văn Cường đã xây nhà ở kiên cố, nhà xưởng sản xuất gỗ của chi nhánh Cty Tứ Cường. Tại căn nhà này, hiện có 2 hộ gia đình gồm 10 nhân khẩu đang sinh sống và không có nơi ở thứ hai.

Cũng ngày 21-9-2010, UBND quận 9 ban hành Quyết định số 1498 về việc bồi thường thu hồi đất đối với gia đình bà Nguyễn Thị Lịch. Tại quyết định này, UBND quận 9 đã “vơ” luôn 3.000m 2 đất của gia đình ông Vũ Văn Cường. Ngày 6-12-2016, ông Vũ Văn Cường đã khởi kiện Quyết định của Chủ tịch UBND quận 9 ra TAND TP.HCM.

Theo tìm hiểu của PV, 3.000m2 đất của gia đình ông Vũ Văn Cường nhận chuyển nhượng từ gia đình ông Phan Như Hải không nằm trong 316.076,1m 2 đất mà UBND TP.HCM đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Cty A Sung. Vậy tại sao UBND quận 9 lại “vơ” cả diện tích đất này vào những quyết định cưỡng chế thu hồi đất???

Không chỉ cưỡng chế quá hàng nghìn m 2 đất nằm trong diện tích đã giao cho Cty A Sung để thực hiện dự án dân cư 7/5, việc chấm dứt giao đất cho Cty 7/5 để giao đất cho Cty A Sung, UBND TP.HCM còn thiếu hụt hàng nghìn m 2 đất chưa rõ lý do. Cụ thể năm 2004 UBND TP.HCM “tạm giao đất” cho cty 7/5 324.000m 2 , nhưng tại Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số CC 336595, cấp ngày 14/6/2016 cho Cty TNHH A Sung, diện tích đất của dự án dân cư 7/5 chỉ còn 316.076,1 m2.

Theo luật sư Lại Thị Trang, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội: Khi UBND TP.HCM giao đất cho Cty làm dự án thương mại, nếu là đất do Nhà nước quản lý thì phải tổ chức đấu giá đất, nếu là đất của hộ gia đình thì phải có sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với chủ đất. Bởi vậy, việc giao đất cho Cty A Sung là UBND TP.HCM đang làm tắt quy trình. “Mặt khác, việc cắt xén lại hàng nghìn m 2 đất bỏ ngoài dự án là đang có dấu hiệu làm thất thoát tài sản Nhà nước, cần truy xét và xử lý những cá nhân có liên quan” – Luật sư Lại Thị Trang phân tích. 


 

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tập đoàn FLC chính thức ra mắt Hãng hàng không Bamboo Airways

“Sau 4 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo mô hình các hãng hàng không trên thị trường quốc tế, hôm nay, Tập đoàn FLC hân hạnh và tự hào giới thiệu đến toàn thể quý vị một thương hiệu mới: Hãng hàng không Bamboo Airways”, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết phát biểu tại sự kiện giới thiệu hãng hàng không Bamboo Airways, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quy Nhơn, Bình Định, ngày 18-8-2018.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com