Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Bệnh viện Bạch Mai những ngày chống Covid-19

31/03/2020 15:08

Kinhte&Xahoi Những ngày vừa qua, ngoài trách nhiệm công dân, mỗi người đều tự giác chấp hành các quyết định của Chính phủ trong giai đoạn 3 chống dịch Covid-19; có lẽ trái tim đều hướng về Bệnh viện Bạch Mai - nơi được xác định ổ dịch ở Hà Nội.

Tính đến sáng 30/3, Việt Nam có tổng số 194 bệnh nhân Covid-19, riêng tại Bệnh viện Bạch Mai có 25 người (trong đó khu vực nhà ăn bệnh viện có 16 bệnh nhân). Có một điều đặc biệt, tính đến chiều tối 29/3 chưa có thêm nhân viên y tế nào của bệnh viện nhiễm bệnh. Toàn bộ bệnh viện hiện đang bị phong tỏa.

Và sáng 30/3, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 với lãnh đạo Bộ Y tế, nguyên nhân nguồn lây nhiễm được xác định Covid-19 ở viện Bạch Mai lây từ “ổ” Trường Sinh, không phải từ y bác sĩ.

Bệnh viện Bạch Mai - nơi có 25 bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Thế nhưng, từ ngày xác định ca dương tính nCoV đầu tiên đến nay, những người thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai đã “căng mình” ra vừa chống dịch, vừa cứu chữa những bệnh nhân, thường là bệnh nhân nặng đang điều trị tại đây.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện tất cả các bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang được điều trị bình thường nhưng nếu Bệnh viện Bạch Mai bị phong toả dài ngày thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên sẽ mất cơ hội được cứu sống. Theo ước tính, mỗi ngày vẫn còn hàng chục bệnh nhân nặng (cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc, ECMO…) cần chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, nếu không tiếp nhận, cấp cứu, điều trị thì có khoảng 80% bệnh nhân trong số này sẽ tử vong.

Bệnh viện Bạch Mai không thể không tiếp nhận cấp cứu, điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tính mạng. Ngoài việc bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để dịch bệnh lây lan từ Bệnh viện Bạch Mai thì nhiệm vụ hiện nay không kém phần quan trọng là yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai phải tiếp tục tiếp nhận các bệnh nhân nặng không thể chuyển sang các bệnh viện tuyến Trung ương khác hay bệnh viện ở Hà Nội để cứu chữa.

Làm sao “cách ly” toàn bộ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đang áp dụng đối với Bệnh viện Bạch Mai vì cơ sở y tế này cần phải cứu người. Dập dịch từ “ổ dịch” này nhưng còn phải tham gia cứu người. Đây là bài toán không dễ tìm lời giải nếu tư duy thiếu linh hoạt.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đối với một số bệnh nhân không nguy kịch đến tính mạng có thể chuyển sang một số cơ sở y tế tuyến Trung ương như Bệnh viện Việt Đức, hoặc sang bệnh viện của Hà Nội như Thanh Nhàn, Saint Paul, một số bệnh viện quân đội...Những ca bệnh nặng, nguy kịch sẽ được Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận theo quy trình cụ thể.

Trước hết, các trường hợp này sẽ được hội chẩn trực tuyến, trao đổi, thống nhất giữa Bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện địa phương. Việc vận chuyển bệnh nhân phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về dịch tễ. Bệnh nhân được coi như một trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 và được chuyển thẳng đến các khu tiếp nhận, điều trị riêng lấy mẫu, xét nghiệm ngay sau đó. Quá trình điều trị được thực hiện ngay lập tức, nhân viên y tế phải sử dụng đồ bảo hộ và tuân thủ các quy định chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo như đối với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Đối với các y bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia cho rằng, không thể cách ly bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai làm liên tục 14 ngày như các cơ sở điều trị khác. Do đó, cần khẩn trương, làm thủ tục, bố trí khu cách ly riêng coi như một phần của Bệnh viện Bạch Mai, chuẩn bị phương tiện đưa đón riêng, bảo đảm an toàn dịch tễ cho lực lượng y bác sĩ luân phiên làm công tác điều trị.

“Tất cả các y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đã được xét nghiệm lần đầu âm tính với SARS-CoV-2 và đang chuẩn bị xét nghiệm lần 2. Đây không phải là nguồn lây. Chúng tôi đề xuất tất cả các cán bộ y tế theo yêu cầu, đề xuất của Bệnh viện Bạch Mai sẽ vào bệnh viện tham gia công tác điều trị người bệnh. Tuy nhiên, việc hầu hết cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai tập trung hết trong 14 ngày thì các yêu cầu về cách ly không được đảm bảo nên cần chuẩn bị một số cơ sở lưu trú, khách sạn cho các y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai nghỉ ngơi, bảo đảm sức khoẻ, luân phiên thực hiện nhiệm vụ trong bệnh viện” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Mặc dù vừa qua còn không ít tâm tư, lo lắng vì bị kỳ thị, nhưng nhiều y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương,... vẫn tự nguyện xin ở lại bệnh viện cách ly cùng bệnh nhân, hết lòng điều trị cho người bệnh.

Trong lúc này, những “chiến sĩ tuyến đầu” chống dịch Covid-19 rất cần có sự động viên chia sẻ của cộng đồng, xã hội và nhân dân cả nước. Họ thực sự là những chiến binh dũng cảm. Chính phủ, nhân dân ghi nhận sự hy sinh của họ. Vì thế, ngày 25/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư biểu dương những cống hiến hết mình, không quản vất vả, hiểm nguy của những “chiến sĩ áo trắng” trên mọi miền Tổ quốc, những người xứng đáng là lực lượng tinh nhuệ tiên phong trong cuộc chống Covid-19.

Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn 3 “thời gian vàng” quyết định thành bại này, cả nước chung sức, chung lòng ủng hộ đội ngũ y bác sĩ và các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch vững tin, dũng cảm và ấm lòng; không kỳ thị nhân viên y tế và người nhà. Họ phải được sắp xếp khu vực riêng vừa cách ly vừa nghỉ ngơi, bảo đảm sức khoẻ trong giai đoạn căng thẳng này.

Đối với những “chiến sỹ áo trắng” Bệnh viện Bạch Mai càng phải như vậy.

Trong một diễn biến khác, báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội sáng 30/3, ông Ngô Quý Châu, Phó giám đốc, quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai đã nói lời xin lỗi vì ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thành phố, các quận, huyện cũng như nhiều tỉnh, thành khác. Lời xin lỗi đầy tính nhân văn cao cả.

Ông cho biết, ngày 19/3, sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên liên quan đến 2 điều dưỡng của bệnh viện, tại buổi họp ở Bộ Y tế ngày 20/3, bệnh viện đã chính thức đề nghị Bộ Y tế và CDC Hà Nội vào cuộc hỗ trợ điều tra dịch tễ học, vì lúc đó khả năng xét nghiệm của bệnh viện hạn chế.

Sau đó, bệnh viện đã lấy được hơn 7.300 mẫu xét nghiệm của những người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Trong đó, khoảng 7.000 mẫu đã cho kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả. Toàn bộ cán bộ nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai, đều có xét nghiệm âm tính.

Từ ngày 28/3, toàn bộ Bệnh viện Bạch Mai đã được phong toả, cách ly, cộng thêm việc 15 nhân viên của Công ty Trường Sinh mắc Covid-19, vấn đề thực phẩm, dinh dưỡng cho nhân viên, bệnh nhân và người nhà rất khó khăn. Vì vậy, tiếp nhận được nguồn thức ăn từ bên ngoài vào vô cùng quan trọng, bảo đảm dinh dưỡng cho y bác sỹ và bệnh nhân.

Với hơn 500 bệnh nhân chạy thận, Bệnh viện đã bàn với quận Đống Đa thiết lập lối đi riêng. Theo đó, Bệnh viện sẽ đón bệnh nhân vào và đưa ra bằng lối đi riêng này. Cùng với đó, các quận, huyện liên quan cần phối hợp giám sát các bệnh nhân này, bởi với họ, không chạy thận cũng không được.

Bệnh viện Bạch Mai những ngày này đang chứng tỏ đây là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam và phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động trên mặt trận chống “đại dịch” Covid-19

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xuất khẩu nông sản trước cơ hội và thách thức mới

Một con cá ngừ đại dương của Việt Nam với trọng lượng 337 kg bán được 37 triệu đồng, trong khi một con cá ngừ đại dương của Nhật Bản 270kg bán được 70 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi gia nhập các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức và rủi ro, nếu không nỗ lực sẽ đánh mất cơ hội ngay trên sân nhà…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/benh-vien-bach-mai-nhung-ngay-chong-covid-19-d120651.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com