Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Ký ức tuổi thơ tôi!

06/11/2019 11:22

Kinhte&Xahoi Ai trong mỗi chúng ta đều có những ký ức về tuổi thơ, nhưng mỗi người lại có những ký ức khác nhau do môi trường sống, nhận thức…của mỗi người lại khác nhau nên ký ức tuổi thơ của mỗi người cũng khác nhau.

Tuổi thơ tôi được gắn liền với núi rừng, với những cánh đồng ngô, khoai sắn, củ đậu…bạt ngàn thiên nhiên hòa quyện vào cuộc sống vào con người nơi ấy thật thơ mộng.  Mọi người sống ở đấy rất giản dị, chân phương và cũng rất chân tình. Thời đấy nghe thấy chiếc ti vi, xe máy,…cảm thấy một điều gì đó thật là xa xỉ hay xa vời đối với tôi cũng như những người đang sống ở đấy.

Đôi nét về nơi tôi được sinh ra

Tôi sinh ra ở một tỉnh vùng núi nông thôn phía Bắc, làng tôi chỉ có khoảng 100 hộ dân, mọi người ở đấy chủ yếu trồng ngô, khoai, sắn, củ đậu, nấu rượu, chăn nuôi trâu, lợn, gà.. làm kế sinh nhai.

Dãy núi Pắc Tạ sáng sớm có sương mù, đám mây bao quanh càng tô thêm cho vẻ đẹp của ngọn núi này.

Với cảnh vật thiên nhiên đối với riêng nhà tôi ở đấy, trước mặt nhà tôi là một con suối xanh trong vắt, nước suối ở đấy bắt nguồn từ một cửa hang rộng lớn, ở đấy người ta gọi “Hang Thủng” là nơi bắt nguồn của con suối chảy quanh làng tôi, nước có quanh năm không bao giờ cạn những mùa mưa lớn nước sẽ chảy nhiều hơn, dâng lên cao hơn và màu nước sẽ không còn trong vắt nữa mà chuyển sang màu nâu đục.

Dòng nước suối sẽ chảy mãi tới tận Cửa Ngòi giao cắt với dòng sông Gâm đang chảy cuồn cuộn. “Cửa Ngòi” cái tên này tôi cũng không biết nó bắt nguồn từ đâu, mà có từ khi nào?, chắc có lẽ người ta hay gọi cửa sông, cửa biển, nước ở suối chảy ra sông nên được gọi là “Cửa Ngòi” tôi nghĩ thế vì ở đấy mọi người gọi như thế nên tôi cũng chỉ biết gọi theo.

Qua con suối là một ngọn núi cao sừng sững ở trước mặt, mọi người đấy bảo rẳng đi hết ngọn núi đó tới “Phiêng Bung”, cái tên “Phiêng Bung” này được gọi theo một bản làng của người tày ở đấy.

Phía bên trái nhà tôi, đi xa khoảng tầm 1km sẽ tới dòng sông gâm đang chảy siết, nước màu nâu đục hầu như quanh năm, rất ít khi nước chuyển sang màu xanh, ở bờ xông có rất nhiều cây “roi” hồi bé chúng tôi cũng hay chạy ra bờ sông chơi cũng những lũ bạn ở đấy để cùng nhau hái quả roi. Cũng đúng như tên gọi của nó, mỗi lần vào đấy hái quả “roi” là về nhận được những cái “roi” yêu thương của cha mẹ. Vì cha mẹ không cho chúng tôi ra bờ sông chơi vì sợ chúng tôi ngã xuống sông không ai cứu được.

Qua dòng sông Gâm chảy siết ấy là dãy nũi “ Pắc Tạ” cao chót vót, khi thời tiết trở lạnh dãnh núi được lớp sương mù cùng đám mây bao phủ, đứng ở trước sân nhà tôi thấy những đám mây đang trôi đi xung quanh ngọn núi. Trên ngọn núi đó chủ yếu là đá vôi, cũng như tạo hóa tô thêm vẻ đẹp cho ngọn núi có cây xanh mọc um tùm, trên vách đá vôi đó nhìn từ xa giống hình thù của một chú Hổ đang đứng há miệng nhìn về làng chúng tôi. Càng tô thêm vẻ đẹp hùng vĩ sừng sững một góc trời dành cho ngọn núi.

Phía bên phải nhà tôi là phía “Dốc Đỏ” đi sâu vào là những cánh rừng già, có lối mòn để mọi người đi lại hay gọi cách khác là con đường độc đạo duy nhất để đi vào xã.  Còn phía sau nhà tôi nhà những quả đổi, những cánh rừng già nguyên sinh.

Cái tên “Dốc Đỏ” có từ bao giờ tôi cũng không biết được, chỉ nghe người lớn gọi như thế nên cũng gọi theo. Có người bảo ở đó nó có cái dốc đất chủ yêu là đất đỏ nên được gọi là đất đỏ. Có những người lại bảo khác, vì đi vào đấy thường thấy may mắn lại dốc nữa nên gọi “ Dốc Đỏ”.

Nếu nhìn về tổng quát, làng tôi ở một thung lung thu nhỏ, trước mặt, hai bên, sau lưng đều là những quả đồi, ngọn núi trùng trùng, điệp điệp vây quanh, che trở cho làng tôi những cơn gió lớn, hay những ánh nắng chiêu trang, đem cho làng tôi một không khí rất trong lành, mát mẻ và nên thơ.

Khám phá khắp trốn làng quê

Ảnh minh họa.

Nói về khám phá trốn làng quê cho vui vậy thôi, chứ thực ra là nghịch ngợm, ham vui nên quên cả thời gian để về nhà.

Thời đấy gia đình tôi ở làng đó cũng thuộc dạng khá giả trái cây, đồ ăn thức uống lúc bấy giờ đối với gia đình tôi chắc không thiếu. Nhưng tôi ăn ở nhà chắc duy nhất chỉ buổi sáng, còn buổi trưa và buổi tối mà tôi ăn ở nhà là điều hiếm thấy. Ở đấy tôi là một đứa trẻ hiếu động, đi chơi khắp làng lúc thì ở bờ sông, lúc thì bên kia suối, có những lúc thì ở ngã ba làng, lúc thì ở “Dốc Đỏ”.

“Đi chơi quên cả lối về” - tôi đi chơi không biết ngày đêm hay tối muộn là gì, chỉ biết đi chơi hết nhà này đến nhà khác, hết tháng này qua tháng khác ở quanh làng, lúc ăn cơm nhà này lúc thì ăn cơm nhà khác. Có những hôm ba mẹ đi tìm kiếm tôi để về tắm rửa vì trời tối rồi, cũng không phải điều đơn giản. Khi tìm được tôi về cũng đánh, cũng nói, quát dọa nạt nhưng tôi chứng nào vẫn tật ấy cứ đi thôi.

Đến lỗi ba mẹ chán quá không đi tìm nữa ở nhà thấp thỏm đợi về. Vì cha mẹ tôi đìm tôi khó lắm, tôi đi chơi không bao giờ ở yên một chỗ, đi chơi năm ba phút ở nhà này, năm ba phút tôi lại sang nhà kia nên ba mẹ mà tìm được tôi thì cũng phải đi vòng hết mấy chục nhà mới tìm thấy được tôi.

Khi tôi đến chơi nhà, gia đình người ta sắp cơm ăn bảo tôi ăn là tôi ăn ngay, trong đầu tôi không bao giờ có chữ “từ chối”. Bảo ăn là ăn, đói là ăn, có khi đi chơi đói quá còn vào xin cơm nguội để ăn.  Được cái mọi người ở trong làng đấy đều người quen biết gắn bó với nhau lâu rồi, sống chân tình, yêu thương và giản dị.

Cha mẹ tôi ở đây chỉ lo cho tôi khi đi chơi sợ bị ngã ở đâu đấy, hay sông ngòi hoặc rắn rết thôi, chứ không phải lo tôi về các vấn đề khác…hay như bị bắt nạt.

Có những lúc ôn lại chuyện cũ, trêu đùa với bố mẹ tôi bảo rằng con là được cả làng nuôi đấy…

Chăn trâu nghịch dại nhất thời

Ảnh minh họa

Khi tôi lớn hơn, cha mẹ tôi bắt đầu giao con trâu của gia đình cho tôi chăm sóc với mong muốn tôi có việc để làm, để không phải chơi lêu lổng lại vừa phụ giúp được cho cha mẹ. Nhưng mong muốn của cha mẹ tôi chỉ đúng theo dự tính được một nửa. Tôi đã ngoan hơn trước không còn chạy đi chơi khắp làng, bố mẹ không phải đi tìm nữa, nhưng lại chuyển hướng chơi sang những trò mạo hiểm hơn như “cưỡi trâu phi ngựa”, thả trâu đánh nhau, leo trèo bắt chim…

Tôi nhớ lại lúc đấy, được biết hôm sau tôi được đi chăn trâu cả buổi tối hôm ấy tôi vô cùng háo hức chỉ mong thời gian trôi thật nhanh, trời mau sáng để sáng đi học chiều về còn được đi chăn trâu, đối với tôi lúc ấy chăn trâu không phải là công việc mà chăn trâu là thú vui, sự tò mà và khám phá vì mình được đi lên những quả đồi cao, đồng cỏ lớn,… từ lúc sinh ra chưa một lần được đi lên đấy cả.

Ngày đầu tiên tôi được bố dẫn đi chăn trâu, bố tôi bắt đầu hướng dẫn tôi làm quen với con trâu, cách điều khiển con trâu sao đi cho thẳng đường. Vì con trâu có cái dây thừng buộc ở mũi khi mình điều khiển còn trâu từ phía sau cầm dây thừng cứ “pát pát”, “diệt diệt”. “pát pát” là cầm dây thừng vật nhẹ vào người con trâu hô “pát pát” con trâu sẽ đi sang bên phải, còn cầm dây thừng kéo nhẹ lại hô “diệt diệt” con trâu sẽ đi sang phía bên trái.

Khi bố tôi dẫn tôi lên đồi chăn trâu bố tôi bắt đầu hướng dẫn cho tôi chỗ nào cỏ nhiều non, cỏ mà con trâu thích ăn như cỏ lau, cỏ nhùng, cỏ kim,.. tầm được một tháng theo bố chăn trâu, khi tôi biết cách điều khiển trâu cũng như biết chỗ có nhiều non cho trâu ăn tôi mới được bố mẹ cho phép tự đi chăn trâu một mình. Sự nghịch ngợm bắt đầu từ đây…

Những ngày tháng đầu tiên tôi chăn trâu cứ chiều dắt trâu đi ăn tối dắt về, có hôm được nghỉ học thì đi cả ngày mang cơm đi ăn hoặc tới trưa buộc nó lại trên đồng cỏ rồi chạy vội về nhà ăn cơm xòn chiều lại đi lại. Con trâu nó đáng yêu lắm gần tôi nhiều hơn, mỗi lần thấy tôi nó cứ nhé răng ra rồi cúi xuống mặc dù hàm trên của nó không có cái răng nào. Có những lúc nó ngửng mặt lên ngước mắt nhìn tôi như muốn nói một điều gì đấy nhưng không nói được.

Khi nó đói nó sẽ ngẩng đầu lên rồi cúi xuống 3 lần như muốn nói với tôi là nó đói hoặc khát nước thế là tôi thả nó ra nó tự đi tìm. Khi khát nước nó sẽ chạy thật nhanh đến nơi có nước để uống, còn nó đói nó sẽ đi thật nhanh tới những chỗ đồng cỏ mà nó hay ăn. Mỗi lần như thế tôi với con trâu cảm thấy gắn bó và quý mến nhau hơn.

Trước kia tôi cũng thường hay chăn trâu ở đây, mọi người hay gọi là " nương bông".

Được một thời gian tôi bắt đầu bắt trước những anh chị lớn hơn mình cưỡi trâu. tôi cầm đuôi rồi dẫm lên khửu chân nó trèo lên lưng, có những lần lại trèo qua đầu nó để leo lên lưng. May mắn đối với tôi là con trâu nó hiền nếu con trâu nó giữ thì không biết hậu quả nó ra sao.

Khi tôi đã làm chủ được trên lưng trâu bắt đầu cái trò nghịch dại, khi leo lên lưng nó tôi cầm cái rót bắt đầu quất vào mông nó thế là con trâu nó chạy, tôi thấy trâu nó chạy tôi càng quất mạnh con trâu cứ thế cắm đầu cắm cổ chạy còn tôi ngồi trên lưng cầm dây thừng điều khiển nó giống như đang phi ngựa chạy vậy.

Nghịch dại nào rồi cũng có hậu quả, có lần tôi cũng cưỡi trâu kiểu phi ngựa, con trâu nó chạy nhanh quá, có cành cây mọc nghiêng ra đường thế là trán của tôi va vào cành cây ngã lăn ra đường đau đớn, may ngã ra bên đường có cỏ kim mọc ở đây lên tôi không bị thương nặng chỉ bị u đầu mẻ trán, về nhà bố hỏi chỉ dám nói do trèo cây lên bị ngã.

Sau lần đó tôi vẫn cưỡi trâu kiểu phi ngựa nhưng không dám phi trâu chạy nhanh nữa, chỉ để trâu đi bộ hoặc chạy tà tà.

Tôi chăn trâu được hơn một năm, bắt đầu đi tìm kiếm chỗ ăn mới cho trâu, thời điểm hết cỏ  tôi phải đi xa hơn, tới những đồi lau thả trâu ở đấy để trâu tìm những mầm lau mới để ăn, còn tôi không dám dắt trâu vào sâu trong đồi lau, vì chui vào những bụi lau bị cứa rách mặt lên tôi đã không vào chỉ đuổi trâu vào cho nó tự ăn còn tôi đi tìm tổ chim để bắt. Khi tối muộn mới đi vào đồi lau để dắt trâu về.

Lần đầu tìm trâu khó lắm vì cả đồi lau rộng mênh mông không biết trâu mình ở đâu, cứ mò theo vết chân của nó để tìm, nhưng vết chân của nó dẫm nên có nhiều hướng không biết đường nào mà lần nên tôi phải đi tìm theo các hướng cuối cùng cũng tìm ra.

Càng trăn trâu nhiều kinh nghiệm lại càng cao, trước khi thả vào đồi lau tôi đã tháo dây thừng buộc ở mũi ra thế là con trâu cứ  thế ăn thôi, còn khi tìm trâu về thì trèo lên cây tìm xem chỗ bụi lau nào đang rung lên là trâu mình đang ở đấy.

Đúng là cái gì cũng có cái giá của nó, đồi lau đó đâu phải của riêng mình tôi đâu, cũng có người khác thả ở đấy nên khi trâu tôi vào ăn, gặp trâu nhà khác thì đánh nhau, tôi không biết thể nào để can được sợ quá cứ trèo lên cây quan sát, lúc đầu tôi khóc vì trâu nhà tôi bị đánh quần nát cả những bụi lau ở đấy. Không biết cách nào để can, chỉ cầm những cục đá cành cây ném vào để đuổi nhưng vẫn không can được, vì con trâu nó húc nhau hăng quá.

Nhưng về sau trâu tôi đánh thắng được con trâu của người khác ở đấy tôi lại thấy thích thú, kể từ đó tôi chăn trâu cứ tháo hết dây ra rồi thả cho ăn, gặp trâu nào húc trâu đấy vì phần thắng luôn thuộc về trâu của tôi.

Do trâu của tôi không có dây buộc nên tha hồ vũng vẫy còn trâu của người ta buộc vào vướng dây nên lúc nào cũng thua. Giờ nghĩ lại may sao trâu của người ta không bị thương nặng chứ nó mà thương nặng thì cũng mệt lắm, nghĩ lại cũng thấy mình nghịch dại.

Đi rừng bắt cua, hái măng

Ảnh minh họa. (Ảnh: Hương sơn Green)

Mỗi lần trời mưa xuống nước ở các khe núi chảy ra cũng là lúc những con cua trú ngụ ở trong những khe đá bò ra theo dòng nước, tôi cứ theo mạch nước để đi, lật những hòn đá để bắt những con cua. Nói bắt cua nghe đơn giản lắm, khi tự tay mình bắt thì không đơn giản như thế, những con cua bò ra khỏi hang ở những khe đá lớn nhưng chúng chỉ bò ra lấp ló ở cửa hang, thấy nước động là chúng sẽ bò sâu vào trong hang để ẩn lấp nên rất khó bắt chúng.

Nên khi muốn bắt được những con cua, tôi phải dùng cành cây nhỏ mang sẵn bên mình, khi thấy cua tôi dùng cành cây trọc sâu vào cửa hang để chúng không bò vào được trong hang, mới có thể bắt được.

Còn đi hái măng, mỗi lần mưa xuống đất ẩm ướt tạo điều kiện cho những cây lứa bắt đầu sinh sôi nảy nở, cũng là lúc những mầm măng non bắt đầu nhú lên khỏi mặt đất.

Tôi cũng nhớ lại lần đầu đi lấy măng, điều khó khăn nhất mà tôi cảm thấy đi lấy măng là quá trình vào rừng để lấy được những củ măng lứa tươi.

Đường rừng mà, trời mưa trơn lạ dốc nữa tôi lúc đấy còn nhỏ leo được vào rừng lấy măng không phải là điều đơn giản. Bên người tôi có một con dao quắn và cái bì mang theo, đường thì trơn cứ bám theo những cành cây nhỏ để leo lên rừng.

Càng vào sâu trong rừng già lại càng sợ, vì không gian ảm đạm và lạnh lẽo. Nhưng vì tính tò mò nên cứ thế đi, nhiều lúc lại phải ngồi nghỉ nhắm mắt lại không dám đi nữa, những lại cảm thấy tiếc vì đã lên gần tới rừng măng rồi, mãi mới lên được nửa đường không lẽ bỏ về. Cuối cùng tôi đã quyết định đi tiếp, cứ thế đi đến rừng măng.

Nhìn thấy rất nhiều măng nên tôi thích lắm cứ thế lấy thôi, bóc măng ra, chỉ lấy lại phần non thôi, khi được đầy bì tôi lại ngồi chơi. Bắt đầu đi hái quả rừng ăn, lúc đấy có một loại quả giống như quả quất vỏ gia bì ở nhà mọi người trồng, nhưng quả này nó nhỏ, tròn và ăn thơm hơn.

Ở đấy mọi người hay gọi nó là quả quất rừng. Quả này mọi người cũng từng đi lấy về cho tôi ăn nên tôi biết. Ăn no xong cũng không quên mang phần về cho bà, bố mẹ và chị gái.

Hành trình đi về cũng khá gian nan, lúc đầu tiên khi mới vác bao măng về thật là vui và hí hửng lắm, nhưng đi được một đoạn bao mang nó nặng quá, không thể đi tiếp được nữa, để giảm trọng lượng của bao măng tôi đã vứt lại một phần măng tươi ở trên đường về.

Như thế tưởng là ngon lành nhưng khi về gần tới cửa rừng, do đường trơn và dốc tôi đã không thể nào vác măng xuống được, ngồi mãi để nghĩ cách đưa măng xuống nhưng vẫn không có cách nào vì người tôi xuống còn khó giờ lại thêm cả nửa bao măng nó nặng thế này làm sao xuống được.

Nghĩ mãi không có cách nào, đằng nào chả phải về nấu ăn – tôi nghĩ thế, nên lúc đó tôi quyết định buộc đầu bao lại và vứt cả bao măng cho nó năn theo đường dốc để về, còn tôi lại một hành trình bám vào những cành cây ven đường dôc rồi từ từ trượt xuống.

Mặc dù bị thả như thế, nhưng những quả quất rừng, măng lứa không bị dập nát quá nhiều. Tôi vác tiếp bao măng trên vai đi về nhà với tâm thế sẽ nhận được một trận đòn nhừ tử từ bố mẹ do trốn đi lên rừng hái măng.

Đi câu cá để nhận được một bài học: “Chỉ cần đam mê, kiên trì thì sẽ kết quả”

Ảnh minh họa.

Hai bố con tôi được cái quý mến nhau, bố tôi có thú vui là thích đi câu cá, cứ chiều tối đi làm về là tôi với bố mỗi người một cần câu đi ra suối câu cho đến tận 9 -10 giờ đêm mới về.

Giờ mà cá suối hay ăn chủ yếu là 6-7 giờ tối, hai bố con tôi chủ yếu câu được cá chày, trạch và quất. Cá trạch nó ăn khuya hơn nên hai bố con câu về muộn hơn.

Tôi nhớ lại kỷ niệm, thời điểm trời mưa nhiều nước sông, suối dâng lên những chú cá ở sông cũng theo dòng nước bơi vào suối. Khi tạnh mưa nước sông và suối bắt đầu rút xuống. Đó là thời điểm đi câu lý tưởng dành cho bố con tôi.

Cái cảm giác cứ thả cần câu xuống là cá kéo rung cả cần cứ thế giật lên là cá đã mắc câu. Nhưng có những hôm đi câu ngồi đợi cá tiếng mới được một, hai con nhưng cứ kiên trì ngồi tiếp, cuối cùng bố con tôi cũng có thu hoạch đáng kể.

Khi tôi thả cẩn câu của tôi xuống, cần của tôi rung rung nhưng tôi kéo cần lên lại không được con nào mà mồi câu của tôi đã bị cá ăn sạch, tôi liền gọi bố tới câu vì kinh nghiệm của tôi còn non nên câu không được.

Bố tôi bắt đầu thả cần câu xuống chỗ tôi vừa câu, tôi ngồi cùng theo dõi tôi thấy cần câu của bố tôi rung lên nhưng bố tôi chưa vội kéo cần câu cứ để như thế mãi, đến khi cần câu của bố tôi bị cá kéo vít xuống sát mặt nước bắt đầu bố tôi mới kéo cần lên. Không tin vào mắt mình, trước mắt tôi là một con cá trạch rất to mà bố đã câu được. Từ hồi hai bố con dẫn nhau đi câu mà chưa bao giờ câu được con cá trạch nào nó to đến thế…thế là hai bố con tôi có một buổi tối câu cá thành công.

Sau lần câu đó, bố tôi chỉ bảo với tôi là con đi câu cá, hay làm bất kể công việc nào khác chỉ cần đam mê, kiên trì thì nó sẽ kết quả. Từ lần đó trở đi bố tôi không dẫn tôi đi câu thêm lần nào nữa.

Còn tôi vẫn tiếp tục đi câu, nhưng không dám đi câu buổi tối vì sợ. Chỉ đợi khi trời mưa xuống nước suối dâng lên nước chuyển sang màu đục là tôi lại trốn bố mẹ vác cần đi câu…có lần đi câu bị bố phát hiện nên cũng đã bị “phạt” thích đáng. Vì mưa gió, nước sông suối dâng lên trẻ con đi ra ngoài bờ sông, bờ suối sẽ rất nguy hiểm.

Tết đến xuân về đi chợ huyện bằng thuyền để sắm quần áo mới


Trước kia tôi đi xuống chợ huyện phải đi bằng thuyền. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)

Với điều kiện của gia đình tôi thời đấy để mua một bộ quần áo hay một đôi dép đối với tôi không phải là điều khó khăn gì. Khó khăn để mua được một bộ quần áo hay một đôi dép đôi với tôi thời đó là thời gian, phương tiện đi lại.

Chợ huyện cách chỗ tôi ở xa lắm, mọi người đi chợ huyện thường phải đi thuyền, nếu không đi thuyền lại phải đi bộ trèo qua ngọn núi đến “Phiêng Bung” qua đó mới đến chợ được. Đó là đường đi gần nhất. Còn đi xa hơn chúng tôi phải đạp xe vào xã rồi mới đi tới được chợ huyện.

Mỗi lần tôi đi chợ huyện tôi lại đi bằng thuyền, ngồi trên thuyền nhìn thấy hòn đá nó cứ trôi, nhiều khi cảm thấy chóng mặt vì say sóng.

Thời gian mà đi được chợ huyện rồi về cũng phải hết một ngày rưỡi, sáng hôm nay tôi với mẹ đi chợ huyện bằng thuyền, nhưng sáng hôm sau thuyền mới quay đầu về nên phải đợi thuyền quay đầu lại mất buổi chiều và đêm hôm sau ở lại chợ huyện tới tận trưa hôm sau mới về.

Cảm giác đi chợ huyện vui lắm, thật nhôn nhịp khác xa nơi tôi đang sống. Có rất nhiều đồ chơi, quần áo, bánh kẹo,… tôi thích nhất được ăn món bánh rán và bánh dày nhân hạt vừng ở đấy.

Tôi cùng mẹ đi hết những ngóc ngách ở chợ, xem mọi thứ ở đấy, mẹ tôi mua bánh kẹo phục vụ ngày tết xong, mới dẫn tôi tới một cửa hiệu để đo may quần áo.

Những bộ quần áo của chúng tôi thời đấy phải chọn vải xong đo để cắt may cho vừa người. Vì thời điểm đấy không có quần áo bán sẵn như bây giờ.

Xong đâu đấy người ta hẹn tới 10 ngày hoặc nửa tháng mới xuống lấy về. Tôi với mẹ lại tiếp tục hành trình đi chợ mua dép, mẹ tôi luôn khuyên tôi chọn đôi dép có quai đằng sau để đỡ bị mất vì tính tôi trẻ con ham chơi hay đi chân đất những đôi dép mà không có quai tôi đi được thời gian ngắn là mất.

Thời đấy chỗ tôi gọi là đôi dép quai hậu. Khi sắm sửa xong tôi với mẹ đến nhà anh em họ hàng để ngủ nhờ qua đêm.

Việc có được những bộ quần áo, đôi dép mới nó gian nan đến thế, đi mua được cũng phải mất khá nhiều thời gian. Nhất là điều kiện đi lại chưa thuận tiện như bây giờ.

Giờ đây nhiều khi các thành viên trong gia đình kể lại với nhau việc đi sắm tết, được mặc những bộ quần áo, đôi dép thời đấy mới thật sự là đáng nhớ.

Vì nó đáng nhớ nên nó đã in hằn nên tâm trí của tôi từ những chi tiết vụn vặt nhất, cũng có thể rời rạc nhất nhưng lại vui nhất và sâu đậm nhất.

Ký ức tuổi thơ tôi có rất nhiều nhiều kỷ niệm, để nhớ hết được, nói hết được thật là khó…chỉ bất chợt nhớ lại thoáng qua rồi tủm tỉm cười. Đúng là ký ức tuổi thơ của mỗi người đều có những trò vui, nghịch ngợm, tu dưỡng, điều kiện,,... khác nhau nhưng cái chung của mỗi chúng ta về ức tuổi thơ nó là kỷ niệm trong đời.

(Ký ức được nhớ lại theo kỷ niệm của tác giả)

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xuất khẩu nông sản trước cơ hội và thách thức mới

Một con cá ngừ đại dương của Việt Nam với trọng lượng 337 kg bán được 37 triệu đồng, trong khi một con cá ngừ đại dương của Nhật Bản 270kg bán được 70 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi gia nhập các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức và rủi ro, nếu không nỗ lực sẽ đánh mất cơ hội ngay trên sân nhà…

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com